Đã đến lúc chính quyền Obama cần cứng rắn trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu chuyện của Nguyễn Đặng Minh Mẫn nhắc cho chúng ta biết là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ.

John Sifton
Hạ Vũ chuyển ngữ

24/6/2015

Nguyễn Đặng Minh Mẫn năm nay 30 tuổi và đã ở trong nhà tù Việt Nam một phần ba đời sống trưởng thành của cô.

Tháng này, tôi gặp cha cô – ông Nguyễn Văn Lợi – người đã tới Washington để kể về câu chuyện của con gái ông. Minh Mẫn là một trong ít nhất 160 tù nhân lương tâm đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam trong mấy năm gần đây theo luật hình sự để buộc tội chỉ trích nhà nước. Bố của cô tới Washington để tạo sự chú ý trong dư luận về trường hợp con gái của ông, một chuyến đi phù hợp với thời gian Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng thăm Washington vào đầu tháng 7.

Minh Mẫn chỉ mới 26 tuổi khi cô bị bắt vào năm 2011 với tội danh chống đối nhà nước. Những cáo buộc cụ thể đối với cô là gì? Vẽ tranh cổ động “để kích động người dân biểu tình”. Giới chức trách đồng thời cũng cho rằng cô là một thành viên của đảng lưu vong đối kháng Việt Tân. Minh Mẫn đã bị kết án tù 8 năm vào năm 2013 và hiện tại đang bị giam giữ tại trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa, một tình thuộc miền bắc Việt Nam.

“Con gái tôi bắt đầu công việc đấu tranh của mình năm 24 tuổi” – cha cô ấy nói với tôi. “Con tôi không chịu đựng nổi những bất công xung quanh mình”. Cô ấy bắt đầu tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối chính quyền. “Con gái tôi có một cái máy ảnh và một chiếc xe máy và đã đi khắp nơi chụp ảnh về những sự tàn bạo của cảnh sát và những tòa nhà to đẹp của các quan tham”.

Ông Văn Lợi cố gắng đi thăm cô mỗi tháng cho dù nhà tù cách nhà họ tới 1000 dặm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một chuyến đi phải đổi tới 4 chuyến tàu và xe buýt khác nhau. “Tôi phải đi mất 40 tiếng mới tới được nhà tù” – ông Lợi nói. “Và thỉnh thoảng tôi không được cho phép thăm con gái tôi. Họ nói con tôi đã vi phạm quy tắc và bị biệt giam”.

Ông Văn Lợi đang lo lắng về tình hình của con gái trước sự đối xử của các quản giáo. Ông ấy nói với tôi rằng khi ông tới thăm Minh Mẫn, ông phải nói chuyện qua điện thoại, cách một tấm kính chắn – mặc dù những tù nhân hình sự khác được phép gặp gỡ với người thân trong sân. “Có hai quản giáo kè bên tôi. Có hai quản giáo khác kè bên con gái tôi. Và một người quản giáo thứ năm đeo ống nghe lắng nghe câu chuyện của chúng tôi”.

Họ có được nói chuyện tự do không? “Con gái tôi không thể thực sự nói điều gì cả. Có thể góp ý gì đó nhưng phải thật tế nhị.” Cô ấy ráng thì thầm với bố khi quản giáo cho phép hai cha con ôm chào tạm biệt nhau, trong những giây phút ngắn ngủi khi ông Lợi được phép trao cho con gái các đồ dùng thiết yếu như đồ ăn, quần áo, giấy vệ sinh mà ông đã mang từ nhà tới. “Thi thoảng con gái tôi có thể nói vài chữ với tôi, ví dụ như ’Họ chỉ cho con cơm và muối’ hoặc ’họ đã biệt giam con trong 10 ngày’”.

Những mô tả của ông Lợi về tình trạng của con gái ông cũng giống như mô tả của các tù nhân chính trị khác. Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Quốc Tế đã nhận được những báo cáo đáng tin cậy từ những cựu tù nhân về một trường hợp phụ nữ bất đồng chính kiến khác, Tạ Phong Tần, người đã bị quản giáo đánh ít nhất một lần hồi năm ngoái. Tần là người đã được Bộ trưởng bộ Ngoại giao John Kerry nhắc tới trong bài phát biểu công khai vào ngày 5 tháng 5 vừa qua, ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Bà hiện vẫn còn đang tuyệt thực.

Trương Minh Tam, một cựu tù nhân cùng nhà tù với Minh Mẫn và đi cùng ông Lợi tới Hoa Kỳ nói với tôi rằng, nhà tù bắt làm việc nhiều giờ trong ngày, khâu vá, trồng trọt, lau dọn hoặc nấu nướng cho các quản giáo và phải trả phí nếu họ không làm đúng tiêu chuẩn. Ban quản giáo cũng thường xuyên khuyến khích hoặc kích động các tù nhân bình thường khác sách nhiễu các tù nhân chính trị. Tam kể “có một luật lệ không thành văn là: Những tù dài hạn sẽ được giảm án nếu làm một số việc cho quản giáo như là kích động để đánh nhau với tù chính trị hoặc gây rắc rối cho họ”. “Những tù nhân khác có thể đạp đổ các hộp thức ăn của tù chính trị hoặc gạt chân họ té khi đi qua. Nếu xẩy ra xô xát hoặc cãi cọ, quản giáo sẽ lập tức bắt những tù nhân chính trị đi biệt giam trong một phòng tối, nóng, hầm, hẹp như một cái hòm trong 10 ngày và chỉ cung cấp cho một chút ít nước và cơm mỗi ngày, không có nước tắm”.

Ông Lợi rất lo lắng, đau lòng về tình hình của con gái ông, và chuyến đi của ông tới Washington đặt ra một câu hỏi: Tại sao chính quyền Mỹ vẫn rất quan tâm đến việc cải thiện quan hệ với Hà Nội?

Điều rõ ràng là chính quyền Mỹ biết thành tích nhân quyền của Việt Nam và đã nhiều lần chỉ trích. Tổng thống Obama gần đây cũng đã gặp một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam ở Nhà Trắng. Cùng thời gian đó, chính quyền lại tiếp tục hâm nóng quan hệ giữa hai nước bằng việc nới lỏng hiệp ước cho phép Việt Nam mua vũ khí sát thương.

Chính quyền Obama khẳng định rằng đó là những nỗ lực nhằm tiến đến cải thiện thành tích về nhân quyền ở Việt Nam, tuy nhiên với những chứng cớ thay đổi tìm không ra, người ta có thể hoài nghi về lý thuyết trên.

Đã đến lúc lấy một thái độ cứng rắn hơn. Trong vài tuần tới, khi Tổng thống Obama gặp ông Trọng, lãnh đạo đảng cầm quyền Việt Nam, Tổng thống nên hỏi ông ta tại sao không thể bắt đầu thả những tù nhân như cô Minh Mẫn? Obama nên nói cho ông Trọng biết rằng, nếu Việt Nam tiếp tục coi những người bất đồng chính kiến là kẻ thù, tức là họ đang đẩy quan hệ Việt – Mỹ đang ấm nồng tới một bức tường lạnh lẽo.

John Sifton là Giám Đốc Vận Động Á Châu của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền.

Nguồn: The Diplomat

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.