Ai đồng lõa với Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa

Tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh khi chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa của Tổ Quốc.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay chúng ta tưởng niệm 74 anh hùng hy sinh tại Hoàng Sa. Đây mới đúng nghĩa hy sinh vì đất nước. Chết vì đàn áp dân mà nói “hy sinh vì đất nước” là chà đạp lên vong linh của những liệt sĩ này.

Hoàng Sa mất, đảng CSVN chịu một phần trách nhiệm.

Năm 1974, thủ tướng miền Bắc là Phạm Văn Đồng. Tên ông dính liền với Hoàng Sa – Trường Sa, qua bản công hàm năm 1958. Dư luận gọi “công hàm bán nước”. Vì ông ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc qua bản đồ chín đoạn, hay còn gọi là bản đồ lưỡi bò. Tai họa đất nước bắt nguồn từ đó.

Năm 1977, Phạm Văn Đồng nói có công hàm này vì nhu cầu chiến tranh. Nhưng năm 1958, chưa có chiến tranh!

Công hàm Phạm Văn Đồng đặt Việt Nam vào thế yếu trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Thế yếu này thấy rõ khi trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 xảy ra.

Cả miền Nam ầm ầm phản đối Trung Quốc, toàn bộ miền Bắc im lặng. Không một bản tin, không một phản ứng nào.

CSVN bác bỏ đề nghị lên án Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa từ phía VNCH. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Đức
CSVN bác bỏ đề nghị lên án Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa từ phía VNCH. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Đức

Lúc đó, đàm phán về chiến tranh Việt Nam đang diễn ra tại Paris. Miền Nam đề nghị miền Bắc cùng lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Đảng Cộng Sản Việt Nam cực lực bác bỏ.

Chính thức, miền Bắc giữ lập trường trung lập. Nhưng bên trong là ủng hộ Trung Quốc đánh Hoàng Sa.

Có hai lý do để Hà Nội ủng hộ Bắc Kinh. Một là lợi dụng khó khăn của miền Nam để mở rộng cuộc chiến. Hai là tin tưởng với “tình đồng chí vĩ đại”, khi chiến tranh chấm dứt, Trung Quốc sẽ trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam.

Hai lập trường trên được nhiều nhân chứng xác nhận, như cố Đại Tá Bùi Tín, nhà báo Huy Đức, cố giáo sư Hà Văn Thịnh,…

Dân chúng Miền Nam biểu tình cực lực lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam trong khi CS Miền Bắc hoàn toàn im lặng. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Đức
Dân chúng Miền Nam biểu tình cực lực lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam trong khi CS Miền Bắc hoàn toàn im lặng. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Đức

Năm 1974, Lê Đức Thọ, thành viên Bộ Chính Trị, trấn an đảng viên: “Hãy yên tâm! Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền”.

Hoàng Tùng, Phó Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung Ương, giải thích với sinh viên Đại Học Tổng Hợp Hà Nội “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng.”

Chiến tranh chấm dứt, Lê Duẩn đi Trung Quốc tháng Chín, 1975, có xin Bắc Kinh trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Trung Quốc cứng rắn bác bỏ. Lê Duẩn im lặng, không có một phản ứng nào.

Sự im lặng này đã khuyến khích Trung Quốc leo thang trên biển Đông, từng bước chiếm trọn Hoàng Sa và nhiều đảo của Trường Sa.

Hôm nay, nhân dịp tưởng niệm 74 vị anh hùng dân tộc hy sinh tại Hoàng Sa, cần khẳng định là đảng Cộng Sản Việt Nam là đồng lõa với Trung Quốc vào năm 1974.

Cũng khẳng định là họ đã để mất nhiều phần đất ở phía Bắc và hàng nghìn cây số vuông lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ. Chế độ này là một tai họa lớn của dân tộc Việt Nam.

Tôi thắp một nén nhang, hướng lòng về Hoàng Sa, tưởng nhớ 74 anh hùng đã vị quốc vong thân.

19 tháng Giêng, 2020

Nguyễn Ngọc Đức

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.