Ai giữ nước?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Suốt hơn nửa thế kỷ, mọi báo đài của đảng và nhà nước CSVN luôn dùng từ ngữ “ngụy quân, ngụy quyền” khi nói đến quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, với hàm ý đây chỉ là quân đội giả, chính phủ giả do ngoại bang lập ra và xử dụng mà thôi. Ngay cả khi có những tiếng kêu gọi hãy bỏ những lời phỉ báng đó đi vì mục tiêu hàn gắn các vết thương dân tộc, lãnh đạo đảng vẫn vênh vang làm ngơ. Chỉ trong vài năm gần đây, khi làn sóng gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng táo bạo và các tấm biểu ngữ 16 chữ vàng – 4 tốt ngày càng rách nát, thì cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền” cũng gần như biến mất hẳn.

Có người đặt câu hỏi tại sao. Câu trả lời khá đơn giản: 4 chữ đó tác dụng ngược vì tạo ra sự so sánh trong lòng người dân. Tại sao một quân đội giả, một chính phủ giả lại nhất quyết bảo vệ đất nước đến như thế? Còn “những quân đội thật và chính phủ thật” của đảng CSVN ngày nay lại liên tục co rút và đầu hàng trước các bước xâm lấn của Bắc Kinh?

Hơn thế nữa, đảng và nhà nước CSVN hiện nay còn phải dùng những giọt máu hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để làm bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Nhưng nếu nhìn sâu vào các chi tiết, có lẽ chính xác hơn thì phải nói là chính phủ và quân lực VNCH lúc bấy giờ PHẢI bảo vệ đất nước vì đó là nguyện vọng của dân tộc. Chính lòng yêu nước của người Việt Nam – ít là một nửa dân số đang sống tại Miền Nam thời đó – không cho phép chính phủ ngồi yên thụ động.

Thật vậy, suốt giòng lịch sử Việt Nam, ngay cả khi không có chính phủ, người dân sẽ lập lên chính phủ để đánh đuổi ngoại xâm.

Vào những năm 40 Tây lịch, nước Việt nằm dưới sự đô hộ của nhà Hán và không có một chính quyền độc lập. Cha ông Việt đã tôn 2 bà Trưng Trắc và Trưng Nhị lên thống lĩnh đại cuộc đánh đuổi ngoại xâm.

Vào đầu thế kỷ 15, khi triều đại nhà Trần hoàn toàn tan rã, đất nước lại rơi vào vòng Bắc thuộc dưới thời cực thịnh của nhà Minh bên Tàu. Cha ông Việt sẵn sàng chọn một giòng họ khác lập lên chính phủ mới để quét sạch quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi.

Cũng vậy, vào gần cuối thế kỷ 18, nhà Thanh ở thời cực thịnh dưới triều vua Càn Long lại xâm chiếm đất Việt với sự hợp tác của ông vua gốc Việt, Lê Chiêu Thống. Toàn dân lập tức tôn một nhà yêu nước lên ngôi với tên hiệu Quang Trung Hoàng Đế để đánh đuổi toàn bộ binh lính nhà Thanh về nước.

Chỉ nội trong 3 cuộc khởi nghĩa điển hình nêu trên, người ta đã thấy những điểm chung không hề thay đổi về lòng yêu nước của dân tộc Việt:

– Cha ông ta không bao giờ viện cớ vì nước nhà đang yếu để tránh né việc bảo vệ đất nước hay dâng nhượng đất nước để được yên thân. Đúng ra thì trong TẤT CẢ mọi lần giao tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, KHÔNG một lần nào quân Việt mạnh hơn quân Tàu.

– Cha ông ta cũng không viện cớ vì không có lãnh đạo, không có người cầm đầu để khỏi lo việc bảo vệ đất nước. Nếu chưa có lãnh đạo thì phải tìm, phải lập cho ra được lãnh đạo. Và khi có lãnh đạo thì đòi buộc lãnh đạo phải dẫn toàn dân đi cứu nước.

– Cha ông ta cũng không phó mặc cho chính phủ lo việc giữ nước, đặc biệt đối với loại chính phủ như của vua Lê Chiêu Thống. Ngay khi thấy rõ thái độ phản quốc của những kẻ cầm quyền, dân tộc lập tức thay thế chính phủ đó bằng những người yêu nước, hết lòng bảo vệ quê hương.

Ngày nay, khi ôn lại tình hình cực kỳ khó khăn trong những năm cuối của chế độ VNCH, cả dân tộc đang tiến đến điểm đồng thuận về một sự thật, đó là lòng yêu nước thiết tha và dũng cảm của những người con mang dòng máu Việt chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa nói riêng và Quân Lực VNCH nói chung.

Trước hết là sự chênh lệch quá lớn về lực lượng trong cuộc chạm súng ngoài khơi Hoàng Sa bắt đầu ngày 18/1/1974. Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc Hải quân VNCH, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa. Đó là tất cả phương tiện mà chế độ VNCH có thể dành ra được cho Hoàng Sa trong tình trạng Hoa Kỳ cắt dần các trợ giúp quân sự từ năm 1973 sau khi họ đã ký kết ngầm với Tàu năm 1972.

Phía Trung Cộng có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân, Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, và hai đội trinh sát. Đó là chưa kể 4 máy bay Mig 21 của Trung Cộng tham chiến vào ngày cuối của cuộc chạm súng.

Trong tình trạng chung của cả một quân đội đang cạn dần vũ khí, nhiên liệu, phương tiện vận chuyển, các chiến sĩ Quân Lực VNCH vẫn xem trách nhiệm bảo vệ đất nước là đương nhiên và tối thượng: Nếu hết đạn thì lấy thân mình đền nợ nước!

Cùng lúc đó, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không những không bao giờ cấm dân chúng bày tỏ lòng yêu nước và căm hận quân xâm lược, mà còn dựa vào khí thế đó để tạo dấu ấn tối đa trước thế giới về chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, để con cháu các đời sau còn có lý cớ tranh đấu giành lại. Bạch thư của chính phủ VNCH về Hoàng Sa tại các diễn đàn quốc tế còn tồn tại đến ngày nay.

Và hiển nhiên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chấp nhận đàm phán song phương với Bắc Kinh, cũng như không bao giờ rơi vào bẫy “hợp tác khai thác chung” những vùng biển đã bao đời thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày nay giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã không còn có thể tiếp tục phủ nhận quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam, khi không nằm dưới sự cai trị của họ. Sự thừa nhận đó được thể hiện rõ ràng viện bảo tàng bảo vệ Hoàng Sa ở tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây lưu trữ trên 700 bộ sách cùng nhiều tài liệu, hình ảnh về biển đảo, chủ quyền Việt Nam quanh quần đảo Hoàng Sa và các đảo Đá Thị, Đá Nam, Nam Yết, An Bang, Tốc Tan, Tiên Nữ, và Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa.

Suốt gần 5000 năm từ thời Hồng Bàng lập quốc đến tận ngày nay, lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc Việt không thay đổi. Sự phân biệt giữa những triều đại yêu nước và những chính phủ bán nước cũng rất công thẳng và quyết liệt.

Đã đến lúc mọi cán bộ, đảng viên CSVN hãy tự hỏi “Ai đang giữ nước?” và “Ai đang bán nước?” để chọn chỗ đứng cho chính mình trước khi quá trễ.

Nguồn: http://diendanctm.blogspot.com/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.