Ai mới là ngưởi hưởng lợi nhiều nhất trong Hiệp Định RCEP?

Thủ tướng và bộ trưởng công thương CSVN trong lễ ký kết RCEP (Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực) theo hình thức trực tuyến hôm 15/11/2020. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 15 tháng Mười Một, 2020, 15 quốc gia, sau hơn 6 năm đàm phán, đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) theo hình thức trực tuyến. Đó là các nước Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Trung Quốc.

Có không ít người đã vội mừng vì thị trường 2,2 tỷ dân với GDP khoảng 26.200 tỷ USD sẽ mở ra “một chân trời mới.’ Có người còn vội đánh giá rằng đây là “thoả thuận thương mại lớn nhất thế giới,” “khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới!”

Khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới không chỉ đơn thuần xác định bởi hai tiêu chuẩn là dân số và tổng GDP. Chất lượng của thị trường mới là tiêu chuẩn áp đảo (dominant). Mở ra một cái chợ, quan trọng nhất là ai đến chợ và chợ bán gì.

Tại sao Ấn Độ rời bỏ RCEP?

Ngày 4 tháng Mười Một, 2019, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Ấn Độ và Hội nghị Thượng đỉnh RCEP diễn ra ở Bangkok, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên bố Ấn Độ rút khỏi RCEP.

Nguyên nhân thì không chỉ một. Nhưng nguyên nhân chính là Trung Quốc. Không phải là Trung Quốc lấn chiếm biên giới Ấn Độ. Mà là Ấn Độ sẽ trở thành miếng mồi thị trường của Trung Quốc.

Là bởi vì khi gia nhập RCEP thì hàng hoá Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Ấn Độ mà hàng hoá Ấn Độ không thể xâm nhập thị trường Trung Quốc. Ấn Độ không phải là quốc gia có công nghệ cao như Nhật Bản để Trung Quốc mở cửa mong muốn ăn cắp, copy làm hàng nhái – ít nhất là trong thời gian đầu, sau đó rũ bỏ và đóng cửa mặt hàng công nghệ cao đã bị nội địa hoá. Nhật Bản ý thức được điều đó. Nhưng Nhật Bản sẽ có công nghệ mới mà Trung Quốc có thể thèm muốn để tiếp tục hé cửa cho vào. Nhưng Ấn Độ thì không. Còn nữa, là ngoài mặt thì tuân thủ hiệp ước tự do thương mại, nhưng ngầm bên trong Trung Quốc sẽ tìm cách cản đường. Và hàng hoá Ấn Độ sẽ rất khó thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Thương mại tự do là để đi bán hàng hoá mình sang nước khác. Nay hàng hoá mình không sang được thị trường của người mà hàng hoá của người lại tràn ngập thị trường của mình thì tham gia thị trường tự do làm gì? Đó chính là nguyên nhân số 1 làm Ấn Độ phải rút ra khỏi RCEP.

Một nước lớn với dân số 1 tỷ 380 triệu người, sắp vượt Trung Quốc, mà Ấn Độ còn sợ Trung Quốc nuốt chửng thì các nước bé như Việt Nam chả thấm vào đâu.

Có người sẽ bảo vệ, rằng điều đó không thể xẩy ra. Vì Hiệp định sòng phẳng cho tất cả các bên ký kết. Thế là quên mất lý lẽ của kẻ mạnh, quên mất đường chữ U.

Với Việt Nam EVFTA có lợi hơn RCEP

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Câu tục ngữ của cha ông dạy thật quá đúng cho chúng ta trong tham gia bàn cờ quốc tế.

Chẳng có RCEP thì Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc “đàn áp” thị trường. Nhập siêu từ Trung Quốc năm sau lớn hơn năm trước với mức độ rợn người. Năm 2019 nhập siêu từ Trung Quốc tăng 40,1% so với năm 2018 và đạt con số 33,8 tỷ USD. Đó là chưa nói hàng buôn lậu qua biên giới. Càng chưa nói đến hàng Trung Quốc dán mác hàng Việt Nam tại thị trường Việt Nam, cũng như xuất sang Mỹ và các nước khác. Nếu tính đủ, con số sẽ không dưới 50 tỷ USD. Việc ra đời RCEP, không nghi ngờ gì nữa, thị trường Việt Nam càng bị Trung Quốc thâu tóm.

Đừng ví Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc. Để từ đó kết luận rằng Nhật Bản và Hàn Quốc thấy lợi ích của RCEP nên đã tham gia. Như đã đề cập trong phần Ấn Độ ở trên, Nhật Bản và Hàn Quốc có công nghệ tân tiến để đối trọng với Trung Quốc – buộc Trung Quốc phải chấp nhận chia sẻ thị trường. Việt Nam không có vị thế như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam phải chú trọng vào thị trường châu Âu. EVFTA là rất quan trọng và rất có lợi cho Việt Nam. Năng lực xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế. Thay vì dàn trải thì phải dồn chủ lực cho thị trường chính. Với EVFTA Việt Nam học được công nghệ và đáp ứng được chuẩn mực châu Âu. Tự Việt Nam bước lên đẳng cấp mới. Gần đèn thì rạng.

Thị trường 2 tỷ 200 triệu dân, tuy là rất lớn, nhưng không phải để cho Việt Nam. Thí dụ ngụ ngôn sau có lẽ phần nào giải thích được lý do vì sao.

Con hổ dụ các con báo, cáo, mèo – mỗi con mang một miếng mồi đến để góp ăn chung. Con mèo nghĩ đến miếng thịt to của con hổ nên mang mồi của mình đến. Nhưng con mèo không biết rằng con hổ đánh đuổi tất cả để dành lấy toàn bộ các miếng mồi.

Con hổ Bengal Ấn Độ mà còn phải tháo chạy khỏi RCEP thì xin đừng quá lạc quan. Thị trường 500 triệu dân của EVFTA mới là điều thực tế.

Lại tự răn bằng câu tục ngữ của cha ông: ‘Ngày lắm mối, tối nằm không!

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.