Ân Xá Quốc Tế vinh danh bà Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà hoạt động Trần Thị Nga của Việt Nam được Ân Xá Quốc tế- Amnesty International, đưa vào danh sách 6 nhà hoạt động nhân quyền nữ trong khu vực Đông Nam Á được vinh danh nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm nay.

Thông cáo báo chí của Ân Xá Quốc tế phát đi hôm 7 tháng 3 nêu rõ bà Trần Thị Nga, quê ở Hà Nam, là một nhà hoạt động vì quyền đất đai cũng như cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam. Vào tháng giêng vừa qua, bà bị bắt theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Đây là một điều luật thường xuyên được nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù dài hạn những nhà bất đồng chính kiến.

JPEG - 85.6 kb
Bà Trần Thị Nga cùng hai con.

Hiện bà Trần Thị Nga là một trong số hơn 90 tù nhân chính trị đang phải ở tù tại Việt Nam.

Ân Xá Quốc Tế nhắc lại quá trình bà Trần Thị Nga từng bị tai nạn giao thông khi đi lao động ở Đài Loan. Đó cũng là nơi mà bà bị lạm dụng tương tự như những công nhân xuất khẩu khác của Việt Nam.

Qua những trải nghiệm của bản thân, bà Trần Thị Nga tự tìm hiểu về quyền con người.

Khi trở về Việt Nam, bà hoạt động không ngưng nghỉ để phổ biến những điều học hỏi được về quyền con người. Bà tham gia vào tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Mạng lưới Phụ nữ Nhân quyền.

Bản thân bà là đối tượng bị những thành phần mặc thường phục, cũng như công an, tấn công nhiều lần. Những vụ tấn công diễn ra ngay trước mặt các con của bà.

Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc tế, bà Champa Patel, đưa ra nhận định rằng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ ít chính quyền có thể tự hào về thành tích nhân quyền mà thôi; tuy nhiên có vô số những phụ nữ trong khu vực vẫn can đảm bất chấp hiểm nguy đứng lên chống lại bất công.

Sáu phụ nữ được Ân Xá Quốc tế vinh danh nhân dịp 8 tháng 3 năm nay, ngoài bà Trần thị Nga của Việt Nam còn có luật sư Sirikan Charoensiri của Thái Lan, Maria Chin Abdullah của Malaysia, Tep Vanny của Kampuchia, Wai Wai Nu của Myanmar, nữ thượng nghị sĩ Leila de Lima của Philippines.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.