Anh Nguyễn Văn Túc như tôi biết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày anh Nguyễn Văn Túc mới bị bắt lần 2 (ĐI TẬP II là từ chúng tôi dùng hài hước), tôi có kể lược qua tính cách anh Túc trong một bài viết ngắn nhan đề. CÁI GIẺ RÁCH.

“Cái giẻ rách” là anh Túc tự gọi anh, không ai gọi anh như thế!

Một ngày cuối năm 2015 Nguyễn Văn Túc hết án quản chế (án tuyên truyền cùng vụ tôi của anh 4 năm 6 tháng và 3 năm quản chế) anh ra Hải Phòng thăm con trai học đại học hàng hải ghé nhà tôi vài chục phút; tôi cười hỏi anh – sao lại hạ thấp mình đến cấp tột cùng xã hội / vậy bọn quan chức cộng sản tham nhũng hèn với giặc ác với dân thì sao?. Anh cười: – Em đâu so sánh em với lũ cộng sản! Em so em với anh em phong trào. Em là nông dân, dân oan mà lên chức “Nhà hoạt động dân chủ” . So với mọi người trong phong trào là kĩ sư, cán bộ nhà nước tỉnh giấc, sinh viên, công nhân hoặc nhà văn như anh em ở vị trí thấp nhất…

Hình như cảm thấy điều vừa nói ra gây hiểu nhầm, anh bổ túc ý thứ hai của “CÁI GIẺ RÁCH”.

– Em nghĩ về em như thế để không còn sợ tù đày!

Nhưng lúc ấy tôi lại chỉ nghiêng về cái ý thứ nhất để sau này biết mình nhầm. Lúc đó tôi đã có những ấn tượng buồn. Trong và sau vụ án cùng tôi anh ít được truyền thông nhắc đến. Khi tôi ra tù, kể lại vụ án, có người còn hỏi tôi: Nguyễn Văn Túc là ai? Nguyên nhân anh ít được biết đến chỉ vì anh ở Thái Bình một tỉnh vùng đồng bằng duyên hải, xa cách trung tâm có nhiều anh chị em hoạt động – Hà Nội; thứ hai là khi tham gia cùng tôi rồi cùng bị bắt, anh không biết viết ra, không biết kể cho nên hình như cái bóng của tôi che lấp mất anh.

Những năm 2006, 2007, chúng tôi còn ít lắm và nhát gan hơn các anh chị em bây giờ khá nhiều. Năm 2008 chúng tôi tổ chức biểu tình phản đối Olympic Bắc Kinh tại chợ Đông Xuân, công an ló ra là tất cả người tham gia ù té chạy, chỉ còn tôi, sinh viên Tiến Nam, anh Nguyễn Văn Túc, Vi Đức Hồi,Vũ Hùng, chị dân oan Kim Thu còn đứng lại “trơ gan cùng tuế nguyệt” để bị chúng kéo vào đồn đánh cho tơi tả rồi giam giữ 8 giờ đồng hồ. Khi tôi đề xuất phương án treo biểu ngữ dân chủ, anh Túc Ok ngay và nói: Em nhận treo ở thị xã Thái Bình. Tôi bàn treo ở Thái Bình ít tác dụng. Thị xã Thái Bình nhỏ, hành vi không tạo dư luận lớn, phải treo ở Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội. Tại Hà Nội, anh em đã treo mấy ngày trước ở cầu vượt Nam Thăng Long, bây giờ ta treo ở Hải Phòng rồi sau mấy ngày sẽ tổ chức treo ở Hải Dương, anh Túc cũng OK. Tôi chưa thấy người nào trong nhóm hăng hái đến vậy. Không đắn đo sẽ bị bắt /không bị bắt gì hết, chấp nhận hết để có những hoạt động dân chủ đường phố bên ngoài bàn phím.

Không kể vụ thả bóng bay mang nội dung chào mừng ngày đối thoại nhân Quyền Việt-Mỹ ở trước cửa bưu điện Bờ Hồ-Hà Nội năm 2007, chúng tôi có 3 vụ cộng tác cùng nhau gây dư luận thời đó. Vụ biểu tình ở cổng chợ Đồng Xuân tôi đã lược qua ở phần trên và hai vụ treo băng rôn biểu ngữ kèm theo tờ bướm.Trước ngày “triệu” anh từ Thái Bình ra Hải Phòng để tiến hành công việc, tôi chỉ gom góp được 500 nghìn gửi cho anh chi phí tiền tàu xe từ thái Bình ra Hải Phòng, ăn ở và thăm dò quan sát chiến trường rồi trở về quê. Anh là nông dân đang khiếu kiện, đang nuôi hai con ăn học, bản thân anh dăm ba tháng lại “trái gió trở trời” bởi bệnh tim, Anh cũng không thể trú tại nhà tôi để giảm chi phí mấy bữa ăn quán và ngủ quán vì lý do an toàn cho công việc. Những tưởng xong việc, gặp lại anh sau, gửi anh chút quà Hải Phòng mang về Thái Bình cho vợ con vui sau chuyến đi xa, nhiều ngày bí ẩn gây nhiều lo lắng thì chúng tôi bắt tay ngay vào vụ treo ở Hải Dương để gây tiếng vang dây chuyền: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương đều treo băng rôn biểu ngữ đòi giữ vẹn toàn biển đảo, đa nguyên chính trị.

Rồi cả hai bị bắt chỉ sau đó vài ngày. Dự định gửi anh ít quà sau 2 lần treo biểu ngữ không thành.

11/9/2008 tôi bị bắt vào lúc 11 giờ đêm; chúng đưa tôi lên Hà Nội vào B14 khoảng 2 giờ sáng ngày kế tiếp. 16 tháng sau tôi mới biết anh cũng vào B14 khi nhìn thấy cái lưng dài gầy gò của anh với hai tay bị còng, hai chân bị xích khó khăn bước vào xe thùng. Ngày ra tòa, tôi là người bị dẫn giải ra đứng trước vành móng ngựa để tòa lấy lời khai sau cùng, khi tòa đã lấy đủ lời khai của những người trong vụ. Tôi không biết và không quan tâm ai đã khai gì về tôi. Sau khi ra tù, tôi biết anh không khai gì về tôi cả, giống như anh đang bị điều tra ở vụ án mới liên quan đến HAEDC tại trại tạm giam Thái Bình: IM LẶNG! KHÔNG CỘNG TÁC!

Nguyễn Văn Túc đã ngoài 50 tuổi. Cuộc đời anh dành hầu hết thời gian sống để “đòi”. Đòi về nhà cày cấy khi còn trong quân ngũ đóng ở Campot, đòi ruộng cày bị cướp khi được trở về nhà, đòi giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo, đòi dân chủ nhân quyền thay cho đòi ruộng đất của bản thân khi vỡ ra những điều lớn lao hơn. Chính vì “đòi” mà hai lần anh bị án.

Suốt 15 năm năm quen biết nhau, gặp nhau, tôi chưa bao giờ được ăn với anh một bữa cơm trong không gian tạm gọi là “bù khú”. Lần duy nhất được ăn cùng nhau một bữa cơm là ở nhà hàng 555 tại thành phố Hải Dương, cách nơi treo băng rôn 10 cây số trong trạng thái lo âu trước giờ khởi sự.

Cũng ngần ấy thời gian tôi và anh chỉ có chung với nhau vài tấm hình. Những tấm hình không chụp ở chiến trường, không nhiều ý nghĩa. Tôi chỉ có bài viết chân thật này để anh em mình thấy anh không phải là “chiếc giẻ rách” như anh tự diễu, để tự tôi thấy tôi có lỗi với anh nhiều nhiều lắm.

Viết ngày 9/4/2018, trước ngày anh nông dân Nguyễn Văn Túc thành viên HAEDC ra tòa.

Nguồn: FB Nghia Xuan Nguyen

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.