“Áo Vàng” kéo về Paris, Elysée đổi thái độ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ trình bày những lựa chọn chiến lược về năng lượng cho tương lai trước Hội Đồng Quốc Gia Chuyển Đổi Sang Kinh Tế Xanh vào ngày thứ Ba 27/11/2018. Ảnh: Ludovic MARIN/AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau một tuần lễ đóng chốt cản trở giao thông, chống biện pháp tăng thuế gasoil, phong trào “Áo Vàng” huy động lực lượng dự trù khoảng 30.000 người kéo về Paris trong ngày thứ Bảy 24/11/2018. Chính phủ Pháp không giấu lo ngại. Tối thứ Năm, 22/11, điện Elysée cam kết sẽ có những “biện pháp hỗ trợ cho tiến trình chuyển đổi dùng năng lượng sạch đáp ứng những ưu tư của người dân”.

Tổng thống đổi hướng hay chỉ đổi trục? Trước làn sóng phẫn nộ lên cao điểm, tổng thống Pháp phải quyết định nhanh chóng.

Theo thông cáo của điện Elysée, ngày thứ Ba 27/11/2018, Tổng thống Emmanuel Macron sẽ trình bày những lựa chọn chiến lược về năng lượng cho tương lai, gọi tắt là PPE, trước Hội Đồng Quốc Gia Chuyển Đổi Sang Kinh Tế Xanh gồm các đại biểu dân cử, nghiệp đoàn, hội đoàn và các tổ chức phi chính phủ.

Nhưng hai ngày trước cuộc biểu dương lực lượng của phong trào “Áo Vàng” tại Paris, điện Elysée cho biết là tổng thống sẽ đề nghị một hướng mới có hỗ trợ tài chính, tham khảo ý kiến và đổi phương pháp thực hiện: “Chính phủ đã nghe thông điệp của công dân, đó là phải tiến xa hơn. Để được xã hội chấp thuận, công cuộc chuyển đổi qua năng lượng sạch, một nhu cầu cần thiết, phải công bằng và dân chủ”.

Đáp ứng hay đối phó với những đòi hỏi của phong trào công dân tự phát từ hơn một tuần nay không phải là chuyện đơn giản. Thoạt đầu là chống thuế xăng dầu gia tăng, tiếp theo đó là đòi tăng lương, đòi tăng trợ cấp thất nghiệp, tăng tiền hưu và than phiền chính sách thuế khóa bất công… thậm chí, người biểu tình còn đòi phải lo cho dạ dày trước khi lo cho hậu quả của biến đổi khí hậu. Theo mô tả hơi phóng đại của báo chí, thì “đòi hỏi nhiều như số chốt chặn” (báo Les Echos).

Thái độ chính phủ Pháp từ cứng rắn đổi qua đối thoại được giới bình luận xem là tinh tế: chủ nhân điện Elysée hiểu được sự bất bình của phong trào “Áo Vàng” và nhìn ra được cách tiếp cận mới là “lắng nghe và đối thoại” (theo báo Le Figaro). Bên cạnh một số biện pháp tài chính được Thủ tướng Edouard Philippe hứa hẹn hồi đầu tuần, như hỗ trợ thay thế máy sưởi đốt bằng dầu cặn, mua xe mới ít gây ô nhiễm, phát triển năng lượng tái tạo, bây giờ có thêm đề nghị “tham khảo, thương thuyết trên mọi vùng lãnh thổ”, hàm ý không bỏ rơi nông thôn, không quên các lãnh thổ hải ngoại, mà cụ thể là đảo Réunion vốn đang bị bạo động từ một tuần nay.

Mục đích của đối thoại là “nhận diện những vấn đề đặc thù của mỗi địa phương phải giải quyết khẩn cấp, với sự hợp tác của các tác nhân khác nhau”, theo giải thích của phủ thủ tướng. Nói cách khác, tổng thống Pháp “chỉ đổi hướng nhưng không đổi trục”.

Khó khăn hiện nay đã được tiên liệu ngay từ khi Emmanuel Macron mới nhậm chức. Trong mùa hè năm 2017, chủ nhân mới của điện Elysée cảnh báo nhóm cố vấn thân cận: “Chúng ta sẽ bị mất lòng dân nhưng có một điều không thể thay đổi được, đó là sự kiên tâm. Khi tình hình sáng sủa trở lại thì uy tín của mình sẽ lên theo”.

Từ bỏ “tháp ngà”, chọn trục “mở hầu bao và đối thoại” giải quyết bài toán “mâu thuẫn giữa xã hội và môi trường”, Tổng thống Macron được ủng hộ từ nhiều phía. Bên trong có Bộ trưởng Môi trường François de Rugy và Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian. Bên ngoài, François Bayrou và đảng trung hữu MODEM khuyến khích điện Eysée thương lượng rộng rãi với mọi tầng lớp xã hội. Công đoàn cánh tả CFDT cũng bắn tín hiệu sẵn sàng tham dự.

Tú Anh

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.