Áp Lực Thế Giới và Công Cuộc Dân Chủ Hóa Tại Miến Điện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 101.4 kb

Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2007, trùng vào ngày lễ Ma tại Hoa Kỳ, hơn 100 nhà sư Miến Điện đã biểu tình trở lại trên đường phố của thị trấn Papoku, nơi mà hôm mồng 5 tháng 9, cách nay gần 2 tháng, hơn 400 nhà sư đã thực hiện cuộc biểu dương chống tăng giá nhiên liệu, mở đầu những cuộc xuống đường quy mô của các nhà sư Miến trên toàn quốc trong tháng 9 vừa qua. Cuộc xuống đường của 100 nhà sư Miến Điện tuy còn ở phạm vi nhỏ, nhưng đã có một tác động rất lớn trong dư luận sau những cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền quân Phiệt Miến khiến cho hơn 10 người bị giết chết và hơn 2.000 người bị bắt và bị tra tấn dã man vào đầu tháng 10 vừa qua. Thật vậy, đã có lúc hàng chục ngàn nhà sư dẫn đầu đoàn biểu tình lên đến 100 ngàn người trong các ngày 24 đến 29 tháng 9 năm 2007, khiến cho dư luận thế giới như Hoa Kỳ, các quốc gia ASEAN, Tây Âu và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc quan tâm và lên tiếng áp lực chính quyền Miến không được đàn áp; nhưng rồi cuộc đàn áp đã xảy ra, tuy không quy mô bằng cuộc đàn áp vào năm 1988 khiến cho 3000 người bị tử thương, nhưng một lần nữa cho thấy là các áp lực của thế giới đã không làm xoay chuyển sự ngoan cố của nhóm quân Phiệt Miến.

Đánh giá về sự thất bại của áp lực Hoa Kỳ, ASEAN, Liên Hiệp Quốc lên chính quyền quân Phiệt Miến lần này, người ta đã chỉ ra hai nguyên nhân.

Thứ nhất là do nhu cầu duy trì mối làm ăn buôn bán với chính quyền quân Phiệt Miến, Trung Quốc và cả Ấn Độ đã ngầm dung dưỡng những thái độ ngoan cố của nhóm cầm quyền tại Miến.

Thứ hai là những áp lực chung chung của thế giới về nhân quyền, tôn giáo và cả những hăm dọa cô lập ngoại giao hay cấm vận kinh tế đã không làm cho chính quyền quân Phiệt lo sợ vì họ không chú tâm lo cho đời sống người dân Miến.

Những thất bại nói trên đã làm cho Hoa Kỳ và ASEAN nhìn thấy là nếu không thay đổi liều thuốc áp lực, hậu quả là không những làm gia tăng sự khinh thường của nhóm quân Phiệt Miến đối với sự lên tiếng của thế giới mà còn vô hiệu hóa các chủ trương ’dân chủ toàn cầu’ của Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh. Liều thuốc áp lực mà Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và một số quốc gia Tây Âu đang tiến hành đó là phong tỏa các nguồn tài chánh của nhóm lãnh đạo quân Phiệt Miến và của những công ty đang làm ăn buôn bán với nhóm quân Phiệt này. Việc phong tỏa nguồn tài chánh và nhất là trương mục của nhóm lãnh đạo quân Phiệt Miến đã được Hoa Kỳ kêu gọi tiến hành từ lâu; nhưng chưa có hiệu quả vì còn được bao che và nuôi sống bởi những quan hệ bất chính của một số công ty ngoại quốc, đặc biệt là các công ty Trung Quốc và Ấn Độ. Những công ty ngoại quốc nói trên đã không chỉ tiếp tay nuôi béo nhóm quân Phiệt Miến mà còn phá hoại các nỗ lực đấu tranh của dân tộc Miến. Không ngăn chận mối quan hệ bất chánh này, chế độ quân Phiệt Miến khó bị lung lay.

JPEG - 77.5 kb

Từ sau cuộc đàn áp vào đầu tháng 10 vừa qua, trên bề nổi, người ta chỉ thấy Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc gửi đặc sứ đến Miến áp lực nhóm lãnh đạo quân Phiệt Miến phải đối thoại với bà Aung San Sung Kyu; đồng thời Hoa Kỳ kêu gọi các quốc gia tiếp tục phong tỏa ngoại giao và kinh tế đối với nhóm quân Phiệt Miến; nhưng bên trong, đã có hàng chục hội nghị quan trọng giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Mã Lai, Úc Đại Lợi, Pháp, Anh… để tiến đến một số biện pháp mạnh mẽ là cảnh cáo và phong tỏa nguồn tài chánh của nhiều công ty ngoại quốc đang làm ăn buôn bán với nhóm quân Phiệt Miến. Những áp lực này không biểu hiện trên bề nổi nhưng những thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN và cả Cộng sản Việt Nam gần đây đối với nhóm quân Phiệt đã thay đổi. Đó là không còn muốn có những liên hệ nhiều như xưa. Sự kiện Cộng sản Việt Nam đơn phương hủy bỏ cuộc Hội nghị bàn về việc khai thác sông Mekông hồi giữa tháng 10 vừa qua, với lý cớ là bị mưa bão ở Hà Nội, chỉ vì không muốn tiếp đại diện chính quyền quân Phiệt Miến đến Hà Nội trong lúc Hoa Kỳ đang ra tay truy tìm và phong tỏa nguồn tài trợ tài chánh cho quân Phiệt Miến. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đã buôn bán và thủ lợi rất nhiều khoản tiền đầu tư tại Miến; nhưng so với những lợi nhuận có được từ những trao đổi thương mại với Hoa Kỳ, buộc lòng Trung Quốc và Ấn Độ đã phải làm theo các áp lực của Hoa Thịnh Đốn lên chính quyền quân Phiệt Miến.

JPEG - 14.9 kb
Bà Aung San Suu Kyi

Những liều thuốc áp lực mới của Hoa Kỳ và các quốc gia Nhật Bản, ASEAN có công hiệu tới đâu còn tùy thuộc vào hai yếu tố lớn: Một là sự kiên trì vận động quốc tế của các lực lượng dân chủ Miến tại hải ngoại. Hai là sự can đảm của các lực lượng đấu tranh tiếp tục nuôi dưỡng và làm bộc phát những phong trào quần chúng chống chính quyền ngay tại các thị trấn Miến Điện. Sự trở lại xuống đường biểu tình của hơn 100 nhà sư tại thị trấn Papoku, vào ngày 31 tháng 10, và những cuộc biểu tình liên tục của phong trào dân chủ Miến tại các đô thị lớn ở nhiều nơi trên thế giới, cho người ta hy vọng là làm sóng dân chủ tại Miến sẽ có những tiến triển mới, sau những cuộc đàn áp đẫm máu hồi đầu tháng 10 vừa qua. Điều thấy rõ nhất là việc chính quyền quân Phiệt Miến bị áp lực phải đối thoại với bà Aung Sang Sun Kyu là bước lùi của chế độ độc tài, tạo một sức bật mới cho phong trào dân chủ Miến trong thời gian tới.

Từ những diễn biến mới tại Miến Điện, ta có thể rút ra nhiều bài học cho công cuộc đấu tranh tại Việt Nam, trong đó, việc vận động quốc tế phong tỏa những nguồn tài chánh bất chính của nhóm lãnh đạo Hà Nội, song song với việc cô lập những công ty đang nuôi dưỡng chế độ độc tài Hà Nội, là những nỗ lực cần phải quan tâm trong thời gian tới. Đây không là điều mới lạ đối với Hoa Kỳ và thế giới; nhưng đối với các chế độ độc tài tại Miến và tại Việt Nam là những nhu cầu mới mà chúng ta cần phải khai dụng sau 20 năm mở cửa kinh tế của các chế độ này.

Trung Điền
November 1 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.