ASEAN, nhà khổng lồ kinh tế nhưng là “hổ giấy” trên trường quốc tế

Logo ASEAN tại Jakarta, Indonesia, nhân thượng đỉnh ASEAN lần thứ 43, diễn ra từ ngày 5-7/9/2023. Ảnh: AP - Tatan Syuflana
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“ASEAN, tâm chấn tăng trưởng” là khẩu hiệu trong kỳ họp thượng đỉnh của 10 nước Đông Nam Á từ ngày 5-7/9/2023 tại Jakarta, Indonesia. Tuy nhiên, dù trở thành “nhà khổng lồ kinh tế,” trong những năm gần đây, ASEAN vẫn thiếu tiếng nói trên trường quốc tế, một mặt do thiếu đoàn kết nội bộ để có một lập trường thống nhất, mặt khác do không muốn can dự vào “chuyện” của bên thứ ba.

Theo Hội đồng Phát triển Thương mại Hong Kong (HKTDC), được nhật báo Indonesia Kompas ngày 28/8 trích dẫn, “ASEAN là nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á, lớn thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.” Thị trường 664 triệu dân có tổng GDP lên tới 3.900 tỉ đô la, tăng trưởng trong năm 2023-2024 dự kiến đạt 5%, so với mức tối đa 3% của nền kinh tế thế giới.

Đây là “mức tăng trưởng gây ấn tượng mạnh,” ASEAN đã “ứng phó hiệu quả với những cú sốc bên ngoài ,” vẫn là “khu vực ổn định và thịnh vượng,” theo đánh giá được nêu trong cuộc họp của Cộng đồng Kinh tế ASEAN ngày 3/9.  Còn ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh các doanh nghiệp châu Âu coi ASEAN là “một vùng đầy hứa hẹn và muốn đầu tư,” vì “họ tin chắc là sẽ có lợi nhuận.” Những thành tích về kinh tế được các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định là nhờ vào “những lựa chọn chính trị đúng đắn cho người dân và một tương lai sáng lạn.”

Đã đến lúc thoát khỏi vỏ bọc “hổ giấy”?

Tuy nhiên, khác với trọng lượng về kinh tế, ASEAN tỏ ra quá thận trọng trên trường quốc tế. “Các nước ASEAN đã nhất trí không làm trung gian cho bất kỳ cường quốc nào khác và hợp tác với mỗi bên vì hòa bình và ổn định,” theo tuyên bố của Tổng thống Joko Widodo của Indonesia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, trong bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh ASEAN ngày 5/9. Chính lập trường “lách giữa hai rạn san hô,” theo cách gọi của tờ The Jakarta Post, lại khiến hoạt động chính trị quan trọng thường niên của khối bị nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc coi nhẹ.

Trung Quốc chỉ cử Thủ tướng Lý Cường (Li Qang) tham dự, tổng thống Mỹ lại giao nhiệm vụ cho Phó tổng thống Kamala Harris. Theo trang The Jakarta Post, quyết định của Mỹ cho thấy ASEAN “ít quan trọng, thậm chí là không hề hoặc không đủ quan trọng để ông Biden dự hội nghị,” trong khi nguyên thủ Mỹ dự thượng đỉnh G20 và dự kiến công du Việt Nam. Việc lần thứ hai tổng thống Mỹ bỏ qua thượng đỉnh ASEAN còn cho thấy Washington không đánh giá cao thái độ của một số nước thành viên không ủng hộ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ để đối phó với Trung Quốc.

Lập trường “không chọn phe”

ASEAN luôn cố tỏ ra “đoàn kết và tương ái” để đối phó với “những thách thức tương lai ngày càng phức tạp vì sự cạnh tranh của các cường quốc.” Nhưng một số cơ quan truyền thông Đông Nam Á bắt đầu thắc mắc về chủ trương “trung lập ,”không chọn phe,” trong khi ASEAN liên tục phải “hứng chịu những thất thường của một cường quốc,” dù không nêu đích danh Trung Quốc. Theo trang The Manila Times, đã đến lúc ASEAN phải chứng minh “không phải là một con hổ giấy.”

Biển Đông là vấn đề gây chia rẽ nhất trong nội bộ ASEAN, vì một số nước cho là không liên quan đến tranh chấp, trong khi toàn khối cần một tiếng nói “thống nhất.” Ngay trước khi diễn ra các thượng đỉnh quan trọng (G20, ASEAN), Trung Quốc công bố bản đồ “đường 10 đoạn.” Tàu thuyền Trung Quốc liên tục gây hấn để xác quyết chủ quyền ở Biển Đông. “Đoàn kết và tương ái” mà ASEAN vẫn khẳng định có lẽ sẽ được đưa ra “thử thách trong việc thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông,” vẫn dậm chân tại chỗ từ năm 2011.

Trong mắt quốc tế, ASEAN còn bất lực về tình hình Miến Điện sau hai năm đảo chính, với hàng nghìn người chết, với nội chiến dằng dai, với các nhà đối lập bị xử tử. Danh sách tội ác ở Miến Điện còn dài, mà ASEAN thì vẫn “bó tay.”

Thu Hằng

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?