Bắc Kinh biết rõ vì sao Putin không thể thắng trong cuộc chiến tranh này

Putin (trái) và Tập Cận Bình. Ảnh: Itar-Tass
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: In Peking weiß man genau, warum Putin seinen Krieg nicht gewinnt,” Prof. Dr. Alexander Görlach, Focus, 12/1/2023.

Tập Cận Bình theo dõi sít sao quá trình xâm lược Ukraine của Putin. Ông ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Trong trường hợp tấn công Đài Loan, không giống như Nga, Tập sẽ không để thiếu đạn dược và máy bay không người lái.

Các chiến lược gia, quan chức quân sự và giới chính trị gia trên khắp thế giới đều bận tâm với câu hỏi liệu cuộc tấn công của Bắc Kinh vào Cộng hòa Đài Loan có tương tự như cuộc tấn công của Putin vào Ukraine hay không? Quân đội Trung Quốc có được chuẩn bị tốt hơn quân đội Nga hay không? Trong trường hợp bị tấn công, liệu Đài Loan có thể tự vệ tốt như lực lượng vũ trang Ukraine đang làm hiện nay hay không? Liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, không như nhà độc tài Putin, có thể thành công trong một “cuộc chiến tranh chớp nhoáng”?

Để có thể trả lời những câu hỏi này, việc nhớ lại diễn biến trong tháng 2 năm 2022 là hữu ích. Cuộc tấn công của Putin hoàn toàn không bất ngờ mà đã được chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó. Thế giới theo dõi quân đội Nga dàn trận sát biên giới Ukraine, nghe những lời hoa mỹ của Điện Kremlin chống lại quốc gia láng giềng ngày càng gia tăng. Hồi đó, ở các thủ đô của thế giới tự do, người ta tin rằng Putin chỉ hù dọa, coi đây là một trò bịp, người ta đã tin Putin sẽ không tiến hành một cuộc tấn công thực sự. Đánh giá sai lầm này sẽ không được lặp lại trong trường hợp của Đài Loan.

Ở Bắc Kinh người ta biết vì sao Putin cho đến nay không giành được chiến thắng

Nếu Bắc Kinh thực sự nghiêm túc đe dọa chiến tranh, điều đó có nghĩa là họ phải chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó và chắc chắn không thể che dấu hành động chuẩn bị này với các nước bên ngoài Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ chuyển nền kinh tế thời bình sang kinh tế thời chiến. Sự chuyển động của quân đội sẽ bị phát hiện qua vệ tinh. Cuộc tấn công chắc chắn sẽ không diễn ra một cách bất ngờ.

Tập Cận Bình, tổng tư lệnh quân đội (quân đội Trung Quốc chịu sự chỉ huy của đảng Cộng sản chứ không phải nhà nước), theo dõi chặt chẽ tiến trình của cuộc xâm lược Ukraine. Hồi tháng 9, đồng minh của Tập là Putin đã phải giải trình về “những câu hỏi và mối quan tâm” của Tập về sự thất bại của cuộc xâm lược Ukraine. Bắc Kinh đã ném tất cả lên bàn cân và ủng hộ mọi hành động chiến tranh của Putin. Putin mà không giành được chiến thắng thì sẽ là một sự nhục mạ cả với Tập Cận Bình.

Bắc Kinh biết tại sao cho đến nay Putin vẫn không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, đó là tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân và dân Ukraine, cũng như sự thống nhất của thế giới tự do, quyết đánh bại sự xâm lược của Điện Kremlin.

Tập Cận Bình sẽ không bị cạn nguồn đạn dược hoặc máy bay không người lái một khi tấn công Đài Loan

Do đó, trong 11 tháng qua Tập đã rất bận rộn gặp gỡ, bàn bạc với các nhà đồng độc tài ở Teheran và Bình Nhưỡng. Trục ác quỷ từ Moscow, qua Bắc Kinh, Bắc Triều Tiên đến Iran được củng cố, chúng trao đổi vũ khí với nhau. Bắc Kinh đang giăng bẫy để lôi kéo các chế độ chuyên chế khác như Ả Rập Saudi để thâu tóm các nước này theo mình, cho họ cơ hội, vào thời điểm quan trọng, từ bỏ liên minh với Washington và ủng hộ Trung Quốc. Nếu tấn công xâm lược Đài Loan Tập sẽ không bị thiếu đạn dược và máy bay không người lái.

Cạnh đó Bắc Kinh đang có những nỗ lực to lớn để chống lại các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra một khi Đài Loan bị tấn công. Trung Quốc sẽ vận động Ả Rập Saudi thực hiện các hợp đồng tiêu thụ dầu mỏ bằng đồng tiền của Trung Quốc thay vì đô la Mỹ. Ngay cả ở Bắc Kinh, không ai tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị tác động bởi các biện pháp trừng phạt vì nền kinh tế vốn dĩ đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng do đường lối, chính sách mang nặng ý thức hệ của Tập gây ra.

Trung Quốc sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến tranh xâm lược của mình so với Putin

Nếu lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 20% năng lực kinh tế của Trung Quốc, thực sự bị sụp đổ, tăng trưởng kinh tế tiếp tục trì trệ và nhiều khoản cho vay của Bắc Kinh phục vụ một phần sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới thành những khoản nợ xấu thì các đòn trừng phạt của thế giới tự do sẽ là những đòn chí tử đối với Trung Quốc. Tập Cận Bình hiển nhiên có sự chuẩn bị trước.

Chắc chắn Trung Quốc sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến tranh xâm lược của mình so với Putin. Nhưng cuối cùng thì sự thắng bại của một cuộc chiến tranh sẽ được quyết định trên chiến trường. Và trên thực tế, hai cuộc chiến tranh này khác nhau về cơ bản.

Ukraine là quốc gia rộng lớn nhất ở châu Âu trong khi Đài Loan chỉ là một hòn đảo nhỏ. Đổ bộ lên bờ không phải là một thế mạnh đối với hải quân Trung Quốc và có thể cuộc xâm lược đã kết thúc trước khi nó bắt đầu. Đó sẽ là sự sụp đổ của Armada trong thế kỷ 2. Nhưng Bắc Kinh có thể dễ dàng phong tỏa, cô lập hòn đảo này với phần còn lại của thế giới. Việc phong tỏa Đài Loan vào mùa hè năm 2022, sau khi chính trị gia Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc, đã báo trước điều này.

Từ tháng 2 năm 2022 giới lãnh đạo chính trị, quân và dân Ukraine, cũng như giới lãnh đạo của thế giới tự do về nhiều mặt đã hơn hẳn Moscow. Tuy nhiên, không ai được phép lơ là, chểnh mảng trên vòng nguyệt quế này. Để Đài Loan tiếp tục là một quốc gia tự do thì tất cả những người có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh này phải làm tất cả, để ngay từ đầu luôn đi trước Bắc Kinh một bước.

Nguyễn Xuân Hoài lược dịch

Nguồn: FB Nguyễn Xuân Hoài

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.