Bắc Kinh Đòi Đưa Quân Đội Tới Úc Bảo Vệ Đuốc Thế Vận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong lúc ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008 còn đang chạy ở một số quốc gia trước sự la ó, phản đối của những đoàn biểu tình ủng hộ nhân dân Tây Tạng, thì cho đến một ngày trước hôm ngọn đuốc tới Canberra, đã xẩy ra tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc Đại Lợi. Căng thẳng vì phía Trung Quốc qua chính viên đại sứ tại Canberra, Zhang Junsai, đã tỏ thái độ trịnh thượng bác bỏ những quyết định của Thủ Tướng Úc là ông Kevin Rudd. Qua hình ảnh và tin tức truyền thông từ đầu cuộc rước đuốc, cũng như thông tin giữa các quốc gia đón tiếp đuốc thế vận, nhà cầm quyền Úc Châu đã thấy rất rõ, nhóm người Trung Quốc mặc đồng phục thể thao màu xanh quây quanh ngọn đuốc đã có hành vi thô bạo trên những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng.

JPEG - 56.6 kb

Bản chất của bọn người này cũng đã bị phanh phui. Họ không phải là các vận động viên thể thao chạy hộ tống ngọn đuốc Thế Vận, mà đích thực họ là những công an dân phòng trong lực lượng võ trang Trung Quốc. Theo Thủ Tướng Kevin Rudd thì chính nhóm người này đã châm ngòi cho những phản ứng dữ dội của dân chúng tại Âu Châu và Mỹ Châu. Ông Sebastian Coe, người đứng đầu ban tổ chức rước đuốc tại Luân Đôn đã nói thẳng rằng bọn người này đã bị dân chúng mệnh danh là “bọn côn đồ”. Trong bài báo “Lật mặt nạ những người Trung Quốc bảo vệ đuốc Thế Vận”, hai ký giả của báo Times, Jane Macartney, thường trú tại Bắc Kinh và Richard Ford đã viết “Trước đây khoảng 1 năm, những người mặc đồng phục xanh này là những khóa sinh xuất sắc của Trường Huấn Luyện Công An Võ Trang và được chọn lựa để thành lập đơn vị bảo vệ đuốc thiêng. Hàng chục ngàn đồng đội của họ đã được điều động tới nhiều địa phương thuộc Tây Tạng để vãn hồi trật tự khi xảy ra các cuộc biểu tình, kể cả nổ súng khi những cuộc biểu tình chống Trung Quốc có mòi vượt khỏi tầm kiểm soát”.

JPEG - 39.2 kb
Đuốc tới quảng trường Concorde. Những người mặc đồ thể thao mầu xanh đều là công an mật vụ Trung Quốc. Họ ra lệnh cả cho cảnh sát Pháp. (Ảnh : Ouest France)

Chính vì những lý do nêu trên và rút kinh nghiệm từ các cuộc rước đuốc tại Luân Đôn, Paris, San Francisco mà các ban tổ chức rước đuốc tại nhiều quốc gia đã thâu ngắn đoạn đường rước đuốc, hoặc tổ chức dấm dúi tại những nơi hẻo lánh như tại Djakarta, hôm 22/4 vừa qua. Riêng tại Úc Châu thì mặc dù Trung Quốc ráo riết vận động, chính quyền Úc đã khẳng định: Nhóm hộ tống Trung Quốc bị nghiêm cấm không được có vai trò gì về an ninh trật tự khi ngọn đuốc tới Canberra; Vấn đề an ninh do cảnh sát Liên Bang Úc đảm nhiệm. Nhà chức trách Úc cũng tỏ ra kiên quyết yêu cầu nhóm người Trung Quốc mặc đồng phục xanh phải ngồi trong xe và sẽ bị cảnh sát Úc bắt giữ ngay nếu có hành vi động chạm đến người biểu tình. Vai trò duy nhất của nhóm người này được giới hạn trong việc đốt lại ngọn đuốc nếu nó bị tắt. Trước đây mấy ngày, đại sứ Trung Quốc đã có những phát biểu rất hung hăng như: “Nếu ngọn đuốc bị tấn công, họ sẽ mang thân xác ra bảo vệ”. Nhưng nhận thấy không thể đi ngược lại quyết định của chính thủ tướng Úc, Kevin Rudd, nên hắn đã phải rút lui. Hắn chữa thẹn rằng “Những lời tuyến bố hôm trước được hiểu sai. Tôi không hề nói ngược lại với Thủ Tướng. Tôi chắc rằng nhân viên an ninh của Úc sẽ có thể cung ứng được mọi an toàn cần thiết để bảo vệ ngọn đuốc”.

Cũng nên biết, sau khi tổ chức Ký Giả Không Biên Giới tố cáo Trung Quốc đàn áp đẫm máu nhân dân Tây Tạng tại cuộc lễ đốt đuốc tại Hy Lạp ngày 24/03/2008, Bắc Kinh đã lồng lộn lên. Với lối suy nghĩ và bản chất độc tài, không chấp nhận đối kháng, Trung Quốc đã cho chính phủ Úc biết là họ sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ ngọn đuốc và yêu cầu Úc nhường cho quân đội Trung Quốc quyền dẹp tan những cuộc biểu tình có thể làm hại đến Thế Vận Hội Bắc Kinh. Dĩ nhiên, đây là một sự lố bịch, bộc lộ dã tâm hiếu chiến của cộng sản Trung Quốc. Ở đây, thiết tưởng cũng nên tuyên dương tinh thần anh hùng bất khuất của chính quyền và nhân dân Úc, với dân số hơn 20 triệu dân đã không bị nước lớn với hơn 1,3 tỷ người uy hiếp.

JPEG - 67.8 kb
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong bản đồ rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh.

Theo lịch trình thì CSVN sẽ nghênh đón ngọn đuốc vào ngày 29/04/2008 tới đây. Tuy cùng một chế độ độc tài Mác Lê và sẵn sàng đàn áp những người chống đối một cách còn thậm tệ hơn Trung Quốc, nhưng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phải lo ngại cuộc rước đuốc sẽ bị gián đoạn bởi cái mà ông ta gọi là “các thế lực thù nghịch”. Thực chất đại đa số những người đối kháng đã bị CSVN bắt nhốt trong tù cả rồi. Phải chăng, những “thế lực thù nghịch” mà Nguyễn Tấn Dũng muốn nói ở đây là thân nhân những ngư dân Thanh Hóa bị Tàu Cộng bắn giết trên biển? là vợ con các tử sĩ đã chết trong các trận hải chiến với Trung Cộng trên Biển Đông để giữ gìn biên đảo? là 32.000 thương phế binh và thân nhân của 30.000 tử sĩ và hàng trăm ngàn đồng đội của họ đã bị quân xâm lăng Trung Cộng tiến đánh tại vùng biên giới phía bắc vào năm 1989?

Chắc chắn những người này và toàn dân ta không thể chấp nhận những tên xâm lược Trung Cộng đội lốt áo xanh thể thao ngang nhiên chạy riễu trên đường phố Sài Gòn. Nguyễn tấn Dũng và CSVN không thể nào ngăn cản được lòng dân. Dân Việt Nam không chống thể thao mà chỉ chống Trung Cộng đang đánh cướp Thế Vận Hội.

Trần Đức Tường

****

Olympic Torch who are the “Men in Blue?” BBC reports

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.