Bắc Kinh gởi ông Nguyễn Phú Trọng đi Hàn Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bắc Kinh nói chung và cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình nói riêng đã thực sự tức điên người với Kim Chính Ân – lãnh tụ tối cao của Bắc Hàn. Hàng loạt những hành động được xem là từ chặt rễ đến bạt tai Bắc Kinh thẳng thừng đã được guồng máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên xì ra khắp thế giới:

– Khởi đi bằng việc xử tử người dượng kiêm cố vấn tối cao Trương Thành Trạch, một người được xem là gạch nối chính giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng từ thời Kim Chính Nhật – bố của Kim Chính Ân.

– Tiếp sau đó là màn xử tử mấy chục người thân cận và dưới quyền ông Trạch để chặt mọi gốc rễ mà Kim Chính Ân cho là mạng lưới của Bắc Kinh ở thượng tầng Bắc Hàn.

– Tướng Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Triều Tiên, người được xem rất thân với Bắc Kinh, bị thanh trừng kế tiếp.

– Trong 40 ngày “nghỉ dưỡng bệnh” vừa qua, ông Kim Chính Ân diệt thêm ít là 12 cán bộ cao cấp khác thuộc phe thân Tàu mà báo đài Bắc Hàn gọi là “như Trương Thành Trạch”.

– Ông Kim Chính Ân, vào tháng 4.2014, còn dám lôi cái học thuyết mang tính quốc sách tối cao của ông Tập Cận Bình – có tên là “Giấc mơ Trung Quốc” và được xếp ngang hàng với thuyết “Ba Đại Diện” của Giang Trạch Dân và thuyết “Xã Hội Hài Hòa” của Hồ Cẩm Đào – ra diễu cợt. Trong một sắc lệnh chỉ thị mọi cấp phải từ bỏ “Giấc mơ Trung Quốc”, ông Ân viết: “Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng của Triều Tiên… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”.

Tuy mất mặt với tập thể đảng viên CSTQ, ông Tập Cận Bình không còn nhiều vũ khí để trả đũa Bắc Hàn vì các khoản viện trợ đã cắt gần hết trong những năm qua khi bảo Bình Nhưỡng không nghe, và nay hệ thống thái thú đã cài đặt cũng bật rễ gần hết và phần còn lại phải chui sâu trốn kỹ. Cách trả thù duy nhất còn sót lại là: ông Tập Cận Bình từ khi lên ngôi chưa hề đến Bắc Hàn nhưng lại đi thăm chính thức Nam Hàn, kẻ thù không đội trời chung của Bình Nhưỡng, vào tháng 7.2014.

Liền sau chuyến đi đó, ông Kim Chính Ân chính thức cho mọi cấp cán bộ, quan chức học tập: “Nhật Bản chỉ là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc mới là kẻ thù nghìn năm” của nhân dân Triều Tiên.

Thấy đòn này đủ để làm Kim Chính Ân tức giận, ông Tập Cận Bình nhấn tiếp để cho Bình Nhưỡng thấy rằng cả các “nước XHCN anh em” – những đồng minh cuối cùng của Bình Nhưỡng – cũng sẽ xa lánh họ theo lệnh của Bắc Kinh. Và đó là lý do TBT Nguyễn Phú Trọng đi thăm Nam Hàn vào đầu tháng 10.2014 với những lời phê phán Bình Nhưỡng thậm tệ.

Dĩ nhiên, đối với Nam Hàn, mọi kẻ thù của kẻ thù đều là bạn. Hơn thế nữa Nam Hàn hiện không có các tranh chấp trên biển với Trung Quốc như Nhật Bản; Nam Hàn đang làm ăn buôn bán suông sẻ với Bắc Kinh; và trên hết, Nam Hàn muốn Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thù nhau càng nhiều càng tốt và họ hiểu ông Trọng là người đi nói thông điệp cho Bắc Kinh. Thế là Hán Thành đón rước ông Nguyễn Phú Trọng rất trọng thể tuy hoàn toàn sai với nghi thức lễ tân. Ông Trọng đại diện một đảng chính trị, dù là đảng cầm quyền, nhưng không có vai trò đại diện quốc gia. Vai trò đại diện đó phải là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xem ra hiện nay đối với Bắc Kinh, ông Trọng là công cụ đáng tin cậy hơn cả.

Nhưng dù tin cậy như thế, Bắc Kinh vẫn cẩn thận gởi tướng Nguyễn Chí Vịnh đi kèm theo. Tướng Vịnh là người từ lâu được xem là sứ thần của Bắc Kinh. Ông luôn xuất hiện vào những lúc dầu sôi lửa bỏng để lên tiếng bào chữa cho Trung Quốc, hoặc tuyên bố quan điểm của Việt Nam quyết không đối đầu với Trung Quốc, hoặc thề hứa “giải quyết triệt để” những hành động phản đối của dân chúng Việt Nam.

Nhìn các văn kiện hợp tác đầu tư mà ông Trọng ký kết với Nam Hàn, người ta không chỉ thấy trật khớp mà còn phải đặt câu hỏi liệu chữ ký của ông Trọng có giá trị gì không vì ông hoàn toàn không có thẩm quyền để ký. Tuy nhiên, có người cho rằng các văn kiện đó chỉ thuộc loại hứa hẹn nếu làm được thì quí, không thì thôi. Do đó, chúng chỉ cung cấp lý cớ cho chuyến đi mà thôi.

Các văn kiện mà tướng Nguyễn Chí Vịnh ký cũng thuộc loại vớ vẩn, chẳng hạn như bản giác thư, tức biên bản ghi nhớ, giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Quản lý Chương trình mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc về đảm bảo chất lượng nhà nước đối với sản phẩm và dịch vụ quốc phòng.

Rõ ràng sứ mạng của ông Trọng (và ông Vĩnh) trong cả chuyến đi chẳng dính dáng gì đến Việt Nam cả. Công việc chính của ông Trọng, sau bao năm ca ngợi chế độ Bắc Hàn và tình hữu nghị anh em XHCN Hàn-Việt, là nói cho được câu phát biểu nẩy lửa: Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ.

Ngay cả Nam Hàn cũng không nói mạnh được tới mức độ của TBT Trọng. Trong bản thông báo chung họ chỉ viết: “Hàn Quốc thể hiện lo ngại sâu sắc về sự đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân mới và các vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của CHDCND Triều Tiên…”.

Nhưng nếu nói cho công bằng, chuyến đi này không chỉ là ý muốn của Bắc Kinh mà còn phù hợp với nhu cầu của ông Trọng hiện nay. Cuộc chạy đua ráo riết vào chiếc ghế Tổng Bí Thư Đại Hội XII đã bắt đầu. Tuy vào đầu năm 2011, khi lên nắm chức Tổng bí thư, công luận nói chung đều nghĩ rằng ông Trọng chỉ nắm giữ ghế này tối đa 1 nhiệm kỳ vì phải đến tuổi nghỉ hưu. Có người còn cho rằng chỉ đến giữa nhiệm kỳ là hết. Nhưng, nhiều chỉ dấu cho thấy ông Trọng rất muốn giữ vai trò TBT thêm 5 năm nữa và cũng đã khởi động nỗ lực vận động của riêng ông trong thời gian qua, đặc biệt là những hứa hẹn không điều tra tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ đảng viên (không đập chuột để giữ bình quí).

Trong quá khứ, đã từng có tiền lệ trong một số Đại Hội đảng CSVN: miễn luật giới hạn tuổi tác cho các “vị trí đặc biệt”.

Bắc Kinh, nhiều phần, cũng muốn như vậy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.