Bài Phát Biểu Của TT. Bush Tại Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Chủ Nghĩa Cộng Sản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Khánh Đăng lược dịch, 12-6-2007)

JPEG - 49.9 kb

Xin cám ơn tất cả quý vị đã đến tham dự. Xin mời ngồi. Cám ơn Ts. Edwards về những lời tốt đẹp của ông. Thưa ông Dân biểu Lantos – không có người bạn nào tốt hơn cho tự do, và ông Dân biểu Rohrabacher cũng thế. Kính thưa quý vị dân cử Quốc hội hai nước Cộng hoà Czech và Hungrary; quý vị đại sứ; và quý quan khách; và quan trọng nhất là những nạn nhân sống sót của sự đàn áp của Cộng sản, tôi rất danh dự được tham dự với quý vị trong ngày lịch sử hôm nay. Và nơi đây là những đoàn người nam và nữ đã từng chống cự lại loài quỷ đỏ và phá sập một đế quốc, tôi hãnh diện xin được thay mặt nhân dân Hoa Kỳ nhận lãnh Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Cộng Sản.

Thế kỷ 20 sẽ được nhớ như là một thế kỷ tang tóc nhất trong lịch sử nhân loại. Và sự thật của thời đại tàn bạo này đang được tưởng nhớ trong các buổi lễ tưởng niệm trong thành phố này. Trước đây, thủ đô của Hoa Kỳ chưa có một đài tưởng niệm nào dành cho các nạn nhân của chủ thuyết đế quốc Cộng sản, một lý thuyết đã giết hại khoảng 100 triệu người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội. Cho nên đây là một điều hợp lý khi chúng ta gặp nhau tại đây để tưởng nhớ đến những người đã bị sát hại bởi bàn tay của chủ nghĩa Cộng sản, và dâng hiến đài tưởng niệm này để cung kính sự đau khổ và hy sinh của họ trong lương tâm nhân loại.

Nỗ lực để xây dựng đài tưởng niệm này đã kéo dài hơn một thập niên, và sự hiện diện của nó tại thủ đô của chúng ta là một bằng chứng mạnh mẽ cho tình cảm và sự cương quyết của hai quý vị người Mỹ: ông Lev Dobriansky, mà cô con gái của ông đang có mặt ở đây – xin gởi đến thân phụ của cô lời thăm hỏi nồng nhiệt nhất. Và Ts. Lee Edwards. Họ đã gặp phải những trở ngại và khó khăn trong việc xây dựng đài tưởng niệm này, nhưng không bao giờ bỏ cuộc bởi vì trong thâm tâm của họ, họ đã nghe tiếng khóc than của những người đã ngã gục: “Hãy nhớ đến chúng tôi”.

JPEG - 53 kb
Thảm sát Tết Mậu Thân.

Những tiếng khóc than này có rất nhiều và vang dội đến với tất cả chúng ta. Những con số rõ ràng của những người đã bị sát hại dưới danh nghĩa của chủ nghĩa Cộng sản thật là khủng khiếp, những con số qúa lớn đến nỗi việc muốn đếm một cách chính xác không thể thực hiện được. Theo các ước tính một cách khoa học thì chủ nghĩa Cộng sản đã sát hại hàng triệu người tại Trung quốc và Liên bang Sô Viết, và hàng triệu người khác tại Bắc Hàn, Cam Bốt, Phi Châu, A Phú Hãn, Việt Nam, Đông Âu và các khu vực khác của quả địa cầu.

Đằng sau những con số này là những câu chuyện thương tâm của các cá nhân với những gia đình và giấc mơ của họ đã bị cắt ngắn bởi những kẻ theo đuổi quyền lực độc tài. Nhiều nạn nhân của Cộng sản rất nổi tiếng. Trong đó có nhà ngoại giao Thụy Điển tên Raoul Wallenberg, là người đã cứu 100 ngàn người Do Thái khỏi bàn tay của Đức Quốc Xã, để rồi bị Stalin ra lệnh bắt giữ và đưa đến nhà tù Lubyanka tại Mạc Tư Khoa, nơi mà ông đã bị biến mất không có tung tích. Trong đó có một linh mục Công giáo tên Popieluszko, là người đã biến nhà thờ của ông tại Warsaw thành một nơi an toàn cho các thành viên bí mật của Công đoàn Đoàn Kết Solidarity, rồi ông bị mật vụ công an bắt cóc, đánh đập và dìm nước cho đến chết tại Vitsula.

Những hy sinh của các cá nhân này ám ảnh lịch sử – và đằng sau họ là thêm hàng triệu người khác đã bị giết bí mật trong bàn tay tàn bạo của chủ nghĩa Cộng sản. Trong đó có những người Ukrainia vô tội bị bỏ đói đến chết trong nạn đói vĩ đại thời Stalin; hoặc những người Nga bị giết trong các chiến dịch cải cách của Stalin; những người Lithuania, Latvia và Estonia đã bị tống lên các xe chở bò và trục xuất vào các trại tử thần tại vùng Bắc Cực Arctic của Cộng sản Sô Viết. Trong đó có các người Trung Hoa bị giết trong chiến dịch Bước tiến Nhẩy vọt của cuộc Cách mạng Văn hóa; những người Cam bốt bị giết trong những cánh đồng chết chóc của Pol Pot; những người dân Đông Đức bị bắn chết vì dự tính trèo qua Bức tường Bá Linh để vượt thoát đến tự do; người Ba Lan bị tàn sát tại khu rừng Katyn; người Ethiopia bị giết trong chiến dịch “khủng bố đỏ”; người da đỏ Miskito bị ám sát bởi chế độ độc tài CS Sandinista tại Nicaragua; và những thuyền nhân người Cuba bị chết đuối vì muốn trốn thoát những kẻ độc tài. Chúng ta sẽ không bao giờ biết tên tuổi của những người đã tử nạn, nhưng ở tại nơi linh thiêng này, tất cả các nạn nhân vô danh của chủ nghĩa Cộng sản sẽ được khắc ghi vào lịch sử và được tưởng nhớ muôn đời.

JPEG - 13.8 kb
Thuyền Nhân Việt Nam.

Chúng ta dâng hiến đài tưởng niệm này bởi vì chúng ta có một bổn phận đối với những người đã chết, để công nhận và vinh danh tinh thần của họ. Có lần nhà văn Tiệp khắc Milan Kundera đã diễn tả sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng sản “như là sự đấu tranh của tinh thần chống lại lãng quên”. Các chế độ cộng sản không những chỉ cướp đi mạng sống của các nạn nhân, mà còn tìm cách để ăn cắp bản tính con người và xóa bỏ tinh thần của họ. Với đài tưởng niệm này, chúng ta tái lập bản tính con người và lấy lại tinh thần cho họ. Với đài tưởng niệm này, chúng ta muốn nói với các nạn nhân vô tội và vô danh của chủ nghĩa Cộng sản rằng, họ vẫn sống mãi và không bao giờ bị lãng quên trong lòng chúng ta.

Chúng ta dâng hiến đài tưởng niệm này bởi vì chúng ta có một bổn phận đối với các thế hệ tương lai, để ghi lại những tội ác của thế kỷ 20 và chắc chắn không cho những tội ác này được lập lại. Ở nơi tôn kính này chúng ta nhớ lại bài học lớn của thời chiến tranh lạnh: tự do vô cùng quý giá và không thể coi thường; loài quỷ là có thật và phải bị trực diện; và nếu có cơ hội thì con người dám xử dụng những lý thuyết nghiêm khắc và thù hận để thực hiện những tội ác không thể tưởng tượng được để giết hại hàng triệu người.

Điều quan trọng là chúng ta nhớ lại những bài học này vì loài quỷ và lòng thù hận đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người trong thế kỷ 20 vẫn còn đang hoạt động trên thế giới. Chúng ta đã nhìn thấy bộ mặt của chúng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Cũng giống như Cộng sản, những kẻ khủng bố và cấp tiến đã tấn công quốc gia chúng ta, chúng là những kẻ theo đuổi một lý thuyết sát nhân coi thường tự do, đè nát tất cả những bất đồng chính kiến, có những tham vọng trải rộng và theo đuổi một mục đích độc tài. Cũng giống như Cộng sản, kẻ thù mới của chúng ta tin rằng những người vô tội có thể bị sát hại để phục vụ cho một ảo tưởng cấp tiến. Cũng giống như Cộng sản, kẻ thù mới của chúng ta không cần biết đến những người tự do, và cho rằng những người sống trong tự do như chúng ta thì yếu đuối và thiếu cách giải quyết để bảo vệ lối sống tự do của chúng ta. Cũng giống như Cộng sản, những kẻ theo lý thuyết bạo động của người Hồi giáo cấp tiến sẽ đi vào chỗ thất bại. Bằng sự tồn tại không thay đổi trong vấn đề vận động cho tự do, chúng ta chắc chắn rằng một vị Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ sẽ không phải đứng tại một nơi như thế này để hiến dâng đài tưởng niệm cho hàng triệu người bị sát hại bởi những kẻ cấp tiến và cực đoan của thế kỷ 21.

Chúng ta có thể tự tin ở sức mạnh của tự do vì trước đây, chúng ta đã thấy tự do chiến thắng độc tài và khủng bố. Tiến sĩ Edwards nói rằng TT. Reagan đã đến Bá Linh. Và TT. Reagan đã rõ ràng trong lời tuyên bố. Ông nói, “phá bức tường này xuống”, và hai năm sau bức tường đã sụp đổ. Và hàng triệu người ở vùng Trung và Đông Âu đã được giải phóng khỏi sự đàn áp không thể tưởng tượng được. Điều thích hợp là trong dịp kỷ niệm bài diễn văn đó, chúng ta dâng hiến một đài tưởng niệm để phản ánh sự tự tin của chúng ta trong sức mạnh của tự do.

Những người thiết kế đài tưởng niệm đã có thể chọn một hình ảnh đàn áp cho khu vực này, hay một bản sao của bức tường đã có lần chia cắt thành phố Bá Linh, hay những khu nhà lạnh cóng của trại tù Gulag, hay một cánh đồng đầy chết chóc trải đầy những sọ người. Nhưng thay vào đó, họ chọn một hình ảnh của hy vọng – một người phụ nữ cầm một ngọn đèn tự do. Bà nhắc cho chúng ta nhớ đến những nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản, và đồng thời cái sức mạnh đã chiến thắng Cộng sản.

JPEG - 132.6 kb

Giống như tượng Nữ Thần Tự Do, bà đã nhắc chúng ta rằng ngọn lửa tự do đang cháy trong từng tâm hồn con người, và đó là ngọn lửa không thể bị dập tắt bởi sự tàn bạo của khủng bố hay độc tài. Và bà nhắc chúng ta rằng khi một lý thuyết giết hàng triệu người mà vẫn bị kết thúc bằng thất bại, thì tương đương với một sức mạnh lớn hơn thần chết. Bà nhắc chúng ta rằng tự do là quà tặng của Thượng Đế, tự do là quyền được hưởng khi chào đời của tất cả nhân loại, và cuối cùng thì tự do sẽ tồn tại.

Tôi xin cám ơn từng người trong quý vị, những người đã làm cho đài tưởng niệm này trở thành hiện thực trong công cuộc vận động cho tự do của quý vị. Tôi cám ơn quý vị về lòng nhiệt thành để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh mạng sống của mình vì sự tàn ác của Cộng sản. Cầu xin cho các nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản được nghỉ yên. Cầu xin cho những ai đang liên tục bị đọa đày dưới chủ nghĩa Cộng sản sẽ tìm được tự do. Và xin Thượng Đế đấng đã ban tự do cho chúng ta, chúc lành cho đài tưởng niệm tuyệt vời này và cho tất cả những ai đến đây thăm viếng.

Xin Thượng Đế chúc lành cho tất cả quý vị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.