Bản Án Vụ Xử Đảng Viên VT Là Phi Lý – CSVN Phải Thả Tất Cả Các Nhà Dân Chủ Khác

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Westminster – VNN) Sáng ngày 13-5, ngay sau khi nhà cầm quyền CSVN đem xử và kết án các thành viên Đảng Việt Tân về tội gán ghép là “khủng bố” tại Sài Gòn, tại phòng họp của Việt Báo, thuộc thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ, Đảng Việt Tân đã tổ chức một cuộc họp báo để trình bầy những chi tiết liên quan đến việc xử án nói trên, cũng như về những hành động đàn áp của CSVN đối với những người đấu tranh cho dân chủ VN.

Tham dự buổi họp báo với hơn 50 người, phần đông là đại diện các truyền thông báo chí, cùng với một số thân hào nhân sĩ trong cộng đồng. Đại diện Đảng Việt Tân, ngoài ông Trần Trung Dũng, đại diện cơ sở địa phương, có ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch, ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư, ông Trần Hùng, đảng viên, và đặc biệt có Bà Mai Hương, hiền thê của TS Nguyễn Quốc Quân đến từ Bắc Cali.

Buổi họp báo đã được mở rộng ra cho báo chí người Việt trên thế giới tham gia qua đường dây hội thoại conference call, hệ thống phát thanh Tiếng Nước Tôi và hệ thống internet Paltalk.

Sau phần nghi thức khai mạc và chào mừng quan khách, ông Đỗ Hoàng Điềm đã trình bày sơ lược về hoạt động của Đảng Việt Tân cùng bối cảnh dẫn dắt đến việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ, xét xử các thành viên đảng Việt Tân với bản án vừa qua. Theo ông, Đảng Việt Tân chủ trương đấu tranh bất bạo động nhằm tạo điều kiện để dân chủ hóa và canh tân đất nước Việt Nam. Những việc làm của các đảng viên và cộng tác viên của Đảng Việt Tân đều nằm trong chủ trương này. Ông Nói “Đảng Việt Tân phủ nhận mọi vu khống, gán ghép của nhà cầm quyền CSVN. Những cáo buộc, dàn dựng bởi công an, của nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn không có giá trị.”

Với bản án lấy lệ trong vụ xử ngày 13-5 vừa qua, vì đã đuối lý trước công luận trong và ngoài nước, so với tội “khủng bố” mà CSVN đã gán ghép cho các thành viên Đảng Việt Tân, ông Điềm đã mạnh mẽ phủ nhận giá trị của bản án, và ông cho biết qua diễn tiến vụ này cho thấy “đây chính là một phiên tòa của công luận thế giới xét xử đảng CSVN về hệ thống pháp lý độc đoán sai trái của họ.” Ông nói: Với hệ thống phi lý đó, đảng CSVN không có bất cứ lý do gì để tiếp tục giam giữ các nhà dân chủ khác như LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân,…

Qua bản thông cáo báo chí phổ biến cùng ngày, được đọc tại buổi họp báo, Đảng Việt Tân nhận định rằng cho rằng CSVN “không thể bắt tội cho việc cổ xúy cho dân chủ và đấu tranh bất bạo động”, và toàn bộ quá trình bắt bớ, lục soát từ ngày 17-11-2007, và sau đó giam cầm và kết án là “hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn đối với 3 nhà hoạt động dân chủ này.”

Sau 6 tháng giam giữ nhưng chỉ dưới 6 tiếng đồng hồ gọi là xét xử vào ngày 13 tháng 5 năm 2008 tại Sài Gòn, nhà cầm quyền CSVN đã tuyên án 3 nhà dân chủ: Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, 6 tháng tù và trục xuất khỏi Việt Nam; Ông Nguyễn Quốc Hải tức Somsak Khunmi, 9 tháng tù và 3 năm quản chế; Ông Nguyễn Thế Vũ, 5 tháng 26 ngày tù và 1 năm quản chế.

Sau phần tuyên đọc thông cáo báo chí phủ nhận giá trị của bản án, ban tổ chức đã cho nối đường dây về Việt Nam để hai đảng viên đang ở Việt Nam đã có mặt trong buổi xử án, sơ lược cho báo chí biết về diễn tiến của buổi xử. Theo tường trình qua điện thoại, các đảng viên này cho biết là công an chìm, nổi đã hiện diện dầy đặc trước tòa án, mặc dù vậy, vẫn có khoảng 5 người dân oan đã đến để ủng hộ, nhưng họ đã bị bắt đi, không biết đưa về đâu, trong khi đó có khoảng độ 100 người tụ tập bên ngoài, họ có thể là thân nhân, là các báo chí ngoại quốc cùng với cả những an ninh chìm trong đó.

Báo giới và thân nhân đã chỉ được tham dự gặp mặt trong 5-10 phút đầu của phiên tòa, sau đó, họ đã bị mời ra phòng riêng để theo dõi buổi xử, giống như một số trường hợp các vụ xử trước đây của CSVN. Đại diện Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ và Thái Lan cũng đã có mặt trong vụ xử và sau những giây phút đầu của phiên tòa cũng chỉ được theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng gần phòng xử, không được trực tiếp tham dự vụ xử. Chỉ có một số rất ít thân nhân của ba nhà dân chủ bị xử được vào tham dự. Qua lời tường thuật cũng cho biết, ba nhà dân chủ đã tỏ ra bình tĩnh trước tòa dù có vẻ mệt mỏi. Riêng ông Nguyễn Quốc Quân, rất cam đảm khi trước tòa đã mạnh dạn bác bỏ hoàn toàn việc gán ghép tội “khủng bố” dành cho 3 thành viên Đảng Việt Tân, chỉ vì họ dấn thân đấu tranh bất bạo động nhằm mang lại tự do, dân chủ cho đất nước.

Qua phần hỏi đáp dành cho cử t?a, đại diện Đảng Việt Tân là ông Đỗ Hoàng Điềm và ông Lý Thái Hùng, cùng hai đảng viên ở VN qua đường giây viễn liên, đã trả lời những câu hỏi của báo chí và đại diện các đoàn thể.

Một số câu hỏi đã được nêu lên như bà Thanh Hiền đã hỏi về kinh nghiệm vận động rất hiệu quả của đảng Việt Tân để trả tự do cho các đảng viên của họ, bà Thanh Hiền cũng kêu gọi đảng Việt Tân hãy tiếp tay vận động trả tự do cho các nhà dân chủ khác. Ông Đỗ Hoàng Điềm khẳng định đó chính là mục tiêu của đảng Việt Tân và là ưu tiên hàng đầu của ông mỗi khi có dịp gặp gỡ các chính giới. Ông cho rằng, chỉ có như vậy thì dư luận quốc tế mới thấy được công cuộc đấu tranh cho Việt Nam là cả một phong trào rộng lớn với sự tham dự của nhiều cá nhân, nhiều đảng phái, chứ không chỉ có đảng Việt Tân mà thôi.

Trong phần phát biểu gọi vào từ xa, Bà Jane Đỗ Bùi, hiền thê của ông Đỗ Thành Công, một thành viên đảng Dân Chủ Nhân Dân, là người đã bị bắt và cũng được thả như trường hợp của TS Nguyễn Quốc Quân. Bà đã gọi vào để chúc mừng Bà Mai Hương, và chúc mừng những thành quả thắng lợi của Đảng Việt Tân trong những nổ lực đấu tranh cho tự do, dân chủ cho Việt Nam. Cảm kích về sự can đãm dấn thân về nước của những người đi đấu tranh, một tham dự viên, đã mang đến và trao tặng cho Bà Mai Hương và đảng Việt Tân 2 đồng hồ treo tường, có hình bản đồ Việt Nam với một hệ thống coi giờ khắp nơi trên thế giới do anh sáng chế.

Cuối cùng, Bà Mai Hương đã lên ngỏ lời cảm tạ tất cả ân nhân khắp nơi trên thế giới đã hổ trợ bà bằng nhiều cách và đã lên tiếng làm áp lực để CSVN thả chồng của bà. Bà nói: Hương chịu một cái ơn rất lớn từ cộng đồng hải ngoại, và Hương thấy Hương phải tiếp tục đấu tranh cho sự tự do của những người vẫn còn đang ở trong tù để trả cái ơn đó.

Khi được hỏi bà nghĩ thế nào nếu như sau này anh Quân tiếp tục đấu tranh và sẽ trở lại Việt Nam để hoạt động, bà có đồng ý cho anh tiếp tục về VN hay không? Bà Hương cho biết: Lý tưởng của anh Quân là được phục vụ đất nước, mong đất nước sớm có tự do, dân chủ để anh được về khi còn trẻ, còn sức lực đóng góp cho đất nước. Cho nên theo bà, khi nghe nhà cầm quyền CSVN cấm anh về nước, tức là cấm theo đuổi lý tưởng của mình, chắc là anh không chấp nhận, và sẽ tìm cách quay trở về Việt Nam. Như thế bà cũng không ngăn cản được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…