Bản Lên Tiếng của Liên Đoàn Chống Đàn Áp Các Nhà Hoạt Động Mạng Tại Đông Nam Á

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều tổ chức, trong đó có Đảng Việt Tân cùng các nhà hoạt động trong vùng Đông Nam Á qua một bản lên tiếng đề ngày 25 tháng Mười, 2019 đã kêu gọi chính quyền các nước trong vùng trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động và ký giả dân báo đang bị giam cầm chỉ vì họ bày tỏ quan điểm trên mạng. 

Bản Anh ngữ: Statement of Regional Solidarity Against Attacks on Digital Rights Activists in Southeast Asia

Bản Lên Tiếng của Liên Đoàn Chống Đàn Áp Các Nhà Hoạt Động Mạng Tại Đông Nam Á

Ngày 25 tháng Mười, 2019

Một liên đoàn bao gồm nhiều tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền tại vùng Đông Nam Á kêu gọi chấm dứt các đợt đàn áp nhắm vào các nhà đấu tranh dân chủ và nhà hoạt động mạng, cũng như các cá nhân khác, chỉ vì họ bày tỏ quan điểm trên mạng.

Chúng ta chứng kiến bản chất độc tài ngày càng gia tăng trong vùng qua những đợt đàn áp, hăm dọa, đánh đập, kết án và giam cầm những blogger, người biểu tình, nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo và người dùng mạng internet chỉ vì họ thực thi quyền chính đáng của họ. Những cá nhân can đảm đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử, hiềm khích và bạo lực bao gồm Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng và Min Htin Ko Ko Gyi (Miến Điện), hiện nay đang bị cầm tù vì họ bày tỏ quan điểm đối kháng và thực thi quyền của họ trên mạng. Giam giữ họ là vi phạm quyền hiến định và nhân quyền quốc tế. Họ bị kết án tù dài hạn và chúng tôi quan ngại về sự an nguy thể xác và tinh thần của họ.

Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với Fahmi Reza (Mã Lai) bị kết án tù; Maria Ressa (Phi), Margarita Valle (Phi), Dandhy Laksono (Indonesia), Karn Pongpraphapan (Thái Lan) và Michael Đỗ Nam Trung vừa được thả, trong khi Veronica Koman (Indonesia) và Lookate Chonthicha (Thái Lan) đang đối diện với sự đe doạ bị bắt và sách nhiễu về mặt pháp luật chỉ vì thực thi quyền hạn của mình qua các công cụ số. Giới chức trách thường xuyên tịch thu các thiết bị số của các nhà hoạt động, vi phạm quyền riêng tư và ngăn cản công việc của họ.

Không riêng gì các cá nhân mà các tổ chức xã hội dân sự cũng bị sách nhiễu, trong đó có Sisters in Islam (Mã Lai) bị kết án theo một án lệnh fatwa, cấm các ấn phẩm, luôn cả các nội dung trên mạng xã hội.

Trong khi đó AlterMidya (Philippines) đang đối diện với một vụ án phỉ báng, bị đòi số tiền phạt ngoài sức tưởng tượng về việc phơi bày vai trò của các công ty trong việc tấn công mạng. Chúng tôi cho rằng đây là sự tấn công có chủ đích vào quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin.

Số người bị bắt tùy tiện, bị giam cầm và kết án vì thực thi quyền biểu đạt trên mạng ngày càng gia tăng cho thấy rõ giới chính quyền không tôn trọng nhân quyền và làm thiệt hại đến uy tín của vùng đối với thế giới. Các chính quyền Đông Nam Á phải ngưng đàn áp quyền biểu đạt tự do trên mạng, vì việc này sẽ làm nản lòng cho người dân muốn can dự vào chuyện xã hội.

Qua Bản Lên Tiếng, chúng tôi bày tỏ tiếng nói chung ủng hộ tất cả những ai thực thi quyền hạn của mình trên mạng và kêu gọi tất cả các chính quyền Đông Nam Á thả ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động đang bị giam cầm, hủy bỏ mọi cáo buộc và ngưng đàn áp các nhà hoạt động mạng, những nhà đấu tranh và ký giả dân báo. Các chính quyền trong vùng phải NGƯNG TẤN CÔNG vào quyền hạn của chúng ta và nền dân chủ.

Được sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân sau đây:

Các tổ chức:

Association for Progressive Communications
Body & Data (Nepal)
Cambodia Center for Human Rights (Cambodia)
EMPOWER (Malaysia)
EngageMedia
Internet Policy Observatory (Pakistan)
KRYSS Network (Malaysia)
Open Culture Foundation (Taiwan)
Pelangi Campaign (Malaysia)
PERIN+1S (Indonesia)
PurpleCode Collective (Indonesia)
Radio Rakambia (East Timor)
SAFEnet (Indonesia)
Sindikasi (Indonesia)
Storycycle (Nepal)
Stop the Attacks (Philippines)
Thai Netizen Network (Thailand )
Viet Tan (Vietnam)
West Papua Updates
WITNESS

Cá nhân:

Pavitra Ramanujam
Gayatri Khandhadai
Nancy Yu
Laura Summers
Somphop Krittayaworagul
Jason Liu
Khon Danaeth
Buth Vanndy
Hein Min Oo
Satt (Tharthi Myay)
Ry Kruy
Dionisio
Nontarat Phaich
Lainie Yeoh
Shubha Kayastha
Farhanah Zevonia
Christiana X Belo
Christopher Burdett
Thina Lopez
Dr. Adam Fish
Sanjib Chaudhary
Azreen Madzlan
Aghniadi
Pitra
Harun
Rezwan
Ry Kruy
Buth Vanndy
San Chey
Irine Wardhanie

Ba trong số các nhà hoạt động đang bị giam cầm được Bản Lên Tiếng nhắc đến. Từ trái sang phải: Ông Lê Đình Lượng, anh Nguyễn Văn Hóa và ông Min Htin Ko Ko Gyi (Miến Điện).
Ba trong số các nhà hoạt động đang bị giam cầm được Bản Lên Tiếng nhắc đến. Từ trái sang phải: Ông Lê Đình Lượng, anh Nguyễn Văn Hóa và ông Min Htin Ko Ko Gyi (Miến Điện).

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.