Bản Lên Tiếng Gửi Ủy Ban Đặc Trách Về Nhân Quyền Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Lên Tiếng

Kính Gửi Quý Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ
Ủy Ban Đặc Trách Về Nhân Quyền Việt Nam

- Dân biểu Zoe Lofgren,
- Dân biểu Loretta Sanchez,
- Dân biểu Christopher Smith
- Dân biểu Tom Davis

Việt Nam, ngày 15 tháng 6 năm 2008

Kể từ năm 2006, khi Việt Nam gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế và được chính phủ Hoa Kỳ rút ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm về đàn áp tôn giáo. Nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến một cách có hệ thống và không khoan nhượng. Gần đây, nhiều nhà bất đồng chính kiến, sinh viên và dân oan như Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Tiến Nam, Vũ Hùng, Ngô Quỳnh, Lê thi Kim Thu tham gia biểu tình đòi quyền bày tỏ chính kiến ôn hoà tại Hà Nội đã bị bắt và đánh đập dã man.

Nhiều người trong số họ như ông Vi Đức Hồi, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Thượng Long v.v.. đã là nạn nhân của chính sách “khủng bố” và “đấu tố” nhằm đe doạ và làm mất phẩm giá con người. Hiện nay, luật sư Bùi Thị Kim Thành, Blogger “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải, Ngô Lướt, Lương Văn Sinh, Hồ Thị Bích Khương, và nhiều người khác đang là nạn nhân của sự sách nhiễu, đe dọa và giam giữ. Một số hiện bị tuyên án tù với những bản án tuỳ tiện.

Hiến pháp Việt Nam, điều 69 xác nhận quyền “tự do bày tỏ chính kiến, quyền tự do báo chí, thông tin, lập hội và biểu tình”. Những quyền này cũng đã được khẳng định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, điều 18, 19 và 20 trong đó “con người có quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo”, “quyền tự do bày tỏ chính kiến” và “quyền tham gia biểu tình ôn hoà, lập hội”.

Chúng tôi tin tưởng rằng để Việt Nam có thể hội nhập thành công, sự thay đổi về kinh tế cần đi đôi với cởi mở về chính trị. Vì vậy, những sự thể hiện các quyền căn bản về nhân quyền như tự do chính kiến, biểu tình ôn hoà cần được khuyến khích và tôn trọng theo luật pháp hiện hành tại Việt Nam. Rất tiếc, nhà nước Việt Nam đã không đồng tình như vậy, vẫn tiếp tục trấn áp, dùng chính sách khủng bố đe doạ và tuyên án tù nặng nề nhằm khuất phục chúng tôi.

Chúng tôi long trọng kêu gọi:

- Việt Nam chấm dứt dùng vũ lực đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, chấm dứt bao vây kinh tế, ngăn cản quyền tìm việc làm, chấm dứt sử dụng các bản án tuỳ tiện để giam giữ chúng tôi.
- Việt Nam nên tôn trọng quyền con ngưòi, nên đối thoại và từ bỏ thái độ thù nghịch với các cá nhân và lực lượng chính trị đối lập.
- Việt Nam cần trả tự do các tù nhân chính trị và những người đang bị giam giữ như:

Linh mục Nguyễn Văn Lý
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Luật sư Lê thị Công Nhân
Luật sư Trần Quốc Hiền
Luật sư Nguyễn Bắc Truyễn
Luật sư Bùi Thi Kim Thành
Bác sĩ Lê Nguyên Sang
Ký giả Huỳnh Nguyên Đạo
Nguyễn Phong,
Trương Minh Đức
Phạm Bá Hải
Nguyễn Ngọc Quang
Trương Quốc Huy
Hàng Tấn Phát
Đoàn Văn Diên
Trần thị Lệ Hồng
Hồ thị Bích Khương
Lương Văn Sinh
Blogger “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải
Nhà báo Nguyễn Văn Hải
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến
Và rất nhiều người khác.

- Quốc hội Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục yễm trợ chúng tôi trong nổ lực đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam.

Trân trọng;

- Linh Mục Chân Tín; Sài Gòn, Việt Nam
- Đặng Thị Thông; Thái Bình, Việt Nam
- Đỗ Bính; Hải Phòng Việt Nam
- Đỗ Duy Thông; Hà Tây, Việt Nam
- Blogger “Trăng Đêm”, Hồ Điệp; Sài Gòn, Việt Nam
- Luật Sư Lê Quốc Quân; Hà Nội, Việt Nam
- Lê Thị Kim Thu; Đồng Nai, Việt Nam
- Ngô Quỳnh; Hà Nội, Việt Nam
- Nguyễn Bá Đăng; Hà Tây, Việt Nam
- Nguyễn Đức Tĩnh; Hải Phòng, Việt Nam
- Nguyễn Mạnh Sơn; Hải Phòng, Việt Nam
- Linh Mục Nguyễn Hữu Giải; Huế, Việt Nam
- Nguyễn Hữu Tiến; Hải Phòng, Việt Nam
- Linh Mục Phan Văn Lợi; Huế, Việt Nam
- Kỷ sư Nguyễn Phương Anh; Hà Nội, Việt Nam
- Nguyễn Thị Thanh Tú; Sài Gòn, Việt Nam
- Nhà giáo Nguyễn Thượng Long; Hà Tây, Việt Nam
- Nguyễn Tiến Nam; Yên Bái, Việt Nam
- T.s. Nguyễn Thanh Giang; Hà Nội, Việt Nam
- Nguyễn Thị Thuần; Vĩnh Phúc, Việt Nam
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa; Hải Phòng, Việt Nam
- Nguyễn Văn Túc; Thái Bình, Việt Nam
- Kỷ sư Phạm Đức Chính; Hà Nội, Việt Nam
- Phạm Thanh Nghiên; Hải Phòng, Việt Nam
- Phạm Trung Kiên; Hải Phòng, Việt Nam
- Luật Sư Phan Thanh Hải, Thủ Đức Sài Gòn Việt Nam
- Đạo diễn Song Chi; Sài Gòn, Việt Nam
- Tạ Phong Tần; Sài Gòn, Việt Nam
- Nhà thơ Trần Đức Thạch Quỳnh Lưu; Nghệ An, Việt Nam
- Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy; Hà Nội, Việt Nam
- Trần Thị Thúy; Đồng Tháp, Việt Nam
- Trần Thi Lệ; Hà Nội, Việt Nam
- Blogger – Nhà thơ Uyên Vũ; Sài Gòn, Việt Nam
- Vi Đức Hồi; Lạng Sơn, Việt Nam
- Vũ Cao Quận; Đà Nằng, Hải Phòng, Việt Nam
- Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng; Hà Tây, Việt Nam
- Vũ Thị Út Hạnh; Hà Nội, Việt Nam
- Nhà giáo Vũ Văn Hùng; Hà Tây, Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…