Bao giờ Việt Nam trở thành“Khu tự trị tộc Kinh”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ “khu tự trị tộc Kinh” ở Bussy Saint Georges

Sự kiện mà một nhóm người Trung Quốc đã bỏ tiền ra mua một diện tích đất lớn ở ngoại ô Paris, thành phố Bussy Saint Georges và dự định xây dựng một “công viên văn hóa” có tên là khu văn hóa Tộc Kinh với mô hình tổ chức giống như việc thành lập một “khu tự trị”.

Nhóm người Trung Quốc và một số người Việt tham gia việc này còn cho biết sẽ qui tụ khoảng 3-4 triệu người “tộc Kinh” trên khắp thế giới về Bussy Saint Georges để “lập quốc”. Không rõ họ căn cứ vào sử liệu nào để cho rằng người “Tộc Kinh” là người An Nam cổ xưa – một trong 56 sắc tộc thiểu số của Trung Quốc, được trả độc lập bởi triều đình Mãn Thanh vào năm 1884-1885. Họ còn nói rằng người “Tộc Kinh” hiện có mặt trên 27 quốc gia với khoảng 1 triệu người ở Mỹ và 1 triệu người ở Châu Âu. Họ còn cho rằng… “nguồn gốc” của cộng đồng “người Kinh” trên thế giới là từ nhóm người “Kinh tộc Tam Đảo” ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc?

Việc lựa chọn “địa điểm” cho “khu tự trị tộc Kinh” ở ngoại ô Paris cũng hết sức “nhạy cảm”. Pháp là quốc gia tôn trọng sự đa nguyên văn hóa và nền chính trị dân chủ lâu đời. Là một quốc gia có nhiều thuộc địa trong quá khứ, chính sách chủng tộc và nhập cư của Pháp trong nhiều thập kỷ đã và đang tạo ra sự pha trộn văn hóa đa dạng cao độ, mang đến cho nước Pháp cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Với vị trí “kinh đô ánh sáng” từ hàng trăm năm qua và là trung tâm văn hóa phát triển bậc nhất, sức lan tỏa và ảnh hưởng của những trào lưu văn hóa, tư tưởng, xã hội… bắt nguồn từ “cái nôi” nước Pháp đối với thế giới rất lớn.

Bên cạnh đó, một điều đáng lưu ý rằng cộng đồng người Việt ở Pháp khá rời rạc không có sự tập trung và tính cộng đồng cao như ở Mỹ. Người Việt ở Pháp cũng ít quan tâm đến chính trị hơn. Sự cố tình lẫn lộn lịch sử, chủng tộc và đánh tráo khái niệm ở câu chuyện này quá rõ ràng.

Mục đích chính của Trung Quốc nói với thế giới qua câu chuyện này là Việt Nam chỉ là “tộc Kinh” – một dân tộc thiểu số trong “đại gia đình 56 dân tộc anh em” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Mưu đồ hết sức gian manh của Trung Quốc đang được công khai thực hiện bằng việc thành lập “khu tự trị Tộc Kinh” tại Pháp với sự tiếp tay của một số người Việt tham lam, sẵn lòng bán rẻ lương tri, cùng với sự “đồng thuận” của cộng đồng người Việt bàng quan, mù mờ về nguồn cội.

Chính sử hay ngụy sử. Người Việt hay Người Kinh?

Có đầy đủ những căn cứ khoa học về lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của chủng tộc Bách Việt là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. Nhưng thay vì sử dụng sử liệu đã được khoa học chứng minh, sử sách ghi chép rõ ràng, thì một khuynh hướng mà nhà cầm quyền CSVN đang chủ ý xiển dương, tuyên truyền những truyền thuyết, huyền sử đầy màu sắc thần thoại kiểu như “con Rồng, cháu Tiên”, Thánh Gióng, 18 đời vua Hùng… thiếu căn cứ khoa học cũng như nhiều điều cần phải minh định.

Trong khi đó, lịch sử hơn 2000 năm của dân tộc Việt với những triều đại phong kiến từ Đinh Lý Trần Lê… được giảng dạy trong hệ thống nhà trường bị dần lược bỏ, nội dung sơ sài và thậm chí đã có những “đề xuất” loại bỏ môn lịch sử khỏi chương trình học và thi. Vốn dĩ, bộ môn lịch sử trong chương trình của hệ thống giáo dục được “định hướng xã hội chủ nghĩa”, hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn lịch sử cận đại với “cuộc cách mạng thần thánh” của những người cộng sản.

Lịch sử là bộ môn bị chính trị hóa nặng nề nhất, cũng là môn học bị học sinh ghét bỏ nhất. Học sinh từ nhỏ đã bị nhồi nhét thứ “lịch sử” dối trá đến mức hoang tưởng, với những câu chuyện anh hùng kiểu như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Phan Đình Rót… và thứ chủ thuyết Mác Lê, đạo đức và tư tưởng Hồ Mao. Vậy mục đích của nhà cầm quyền là gì nếu không phải làm cho những thế hệ sau quên đi nguồn cội, lịch sử của chính dân tộc mình mà chỉ còn biết đến thứ “ngụy sử” dối trá ?

Vấn đề cần làm rõ, là tên gọi “Dân tộc Kinh” có từ khi nào, định danh cho tộc người nào? Vì nguồn gốc của người Việt Nam là chủng Bách Việt với căn cứ nhân chủng học và lịch sử hàng ngàn năm, đã được nghiên cứu và minh chứng rõ ràng. Nếu như “tộc Kinh” chỉ là cách gọi của người Trung Quốc đối với nhóm người Việt di cư từ vùng Đồ Sơn, Hải Phòng lên vùng Tam Đảo, Quảng Tây sinh sống từ thế kỷ 16 hoặc là cách gọi chung cho những người sinh sống ở vùng đồng bằng, kinh kỳ từ thời Gia Long để phân biệt với người miền núi – gọi chung là “người Thượng”… thì cần phải được phân định rõ ràng. Nhưng trước hết, cái tên gọi hết sức chung chung, mập mờ “dân tộc Kinh” thiếu căn cứ lịch sử và khoa học, lại được ghi trong thẻ căn cước của hơn 90 triệu người dân Việt Nam phải được thay đổi cho đúng với cội nguồn là “dân tộc Việt” – một chủng tộc có lịch sử lâu đời và oai dũng nhất thế giới, đã trấn giữ vùng đồng bằng sông Mã, sông Hồng hàng ngàn năm qua. Người Việt cần biết rõ về cội nguồn, định danh và gọi đúng tên chủng tộc của mình, bảo tồn những giá trị thuộc về dân tộc mình trước khi muốn hướng đến một “vị thế” nào đó.

Một quá trình tiếm danh về văn hóa và chủng tộc đang được thực hiện bởi những người bạn “4 tốt, 16 chữ vàng” với sự đồng thuận và tiếp tay của nhà nước CSVN. Như Joseph Goebbels từng nói “khi lời nói dối được lặp lại đủ lâu thì sẽ trở thành sự thực”. Nguy cơ Lịch sử của một đất nước có hàng ngàn năm văn hiến và một chủng tộc Bách Việt có quá khứ hào hùng ở đồng bằng Dương Tử, sông Mã, sông Hồng bị xóa bỏ và thay vào đó là một thứ “ngụy sử” và một chủng tộc giả hiệu là hoàn toàn có thật. Một dân tộc bị đánh tráo “ID giống nòi” và đánh mất lịch sử là một dân tộc đã diệt vong.

Nếu cộng đồng hải ngoại cũng như người Việt quốc nội không có nhận thức đầy đủ về những âm mưu này, chỉ một vài thế hệ nữa, những đứa trẻ gốc Việt ở Pháp, Châu Âu và thậm chí ở Việt Nam… có lẽ sẽ nghĩ rằng mình có nguồn gốc từ một tộc người thiểu số ở Trung Quốc. Lúc đó, lịch sử oai hùng của dân tộc Việt đã hoàn toàn bị xóa bỏ hay chỉ còn bàng bạc màu huyền sử với những mảnh ký ức rời rạc, nát vụn. Đó cũng là lúc mà Việt Nam có thể đã trở thành một “khu tự trị Tộc Kinh” trong đại gia đình 56 dân tộc thiểu số của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa?

Tân Phong, ngày 9.11.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.