Bệnh nổ dễ lây ở Việt Nam

Bí Thư Hà Hà Nội Vương Đình Huệ (trái) và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Nổ” là một bệnh gần như bất trị trong đầu những nhân vật thuộc giai cấp cầm quyền ở Việt Nam. Người ta còn nhớ hôm 27 tháng Sáu, trong khi tham dự Hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác đầu tư và phát triển,” Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn nổ rằng: “Hà Nội phải cán đích nền kinh tế thu nhập cao trước thời điểm năm 2045 của cả nước từ 10 đến 15 năm.”

Năm 2045 chính là năm mà đảng  CSVN sẽ kỷ niệm 100 năm cướp chính quyền để thành lập cái gọi là nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” ở miền Bắc và khi đó theo ước mơ của lãnh đạo CSVN hiện nay là Việt Nam trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, gia nhập nhóm nước có thu thập cao.

Nói một cách cụ thể hơn, ông Phúc nổ rằng đến năm 2045, khi Việt Nam bước vào vị thế một đất nước phát triển, hiện đại thì thành phố Hà Nội phải vươn lên là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đông Nam Á.

Nghe qua phát biểu này ai cũng lắc đầu. Không phải là coi thường năng lực vươn lên của người Việt Nam nói chung mà là không tin vào cái “Tâm” và “Tầm” của thành phần lãnh đạo Bộ Chính Trị và trung ương đảng CSVN hiện nay.

Điều dễ hiểu nhất là liệu 20 năm tới (2020-2040), thành phố Hà Nội có qua mặt được TP.HCM về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật  hay không mà đòi trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đông Nam Á, tức qua mặt cả Singapore, Bangkok, Jakarta.

Đó là một câu chuyện đùa dai, nổ cho sướng miệng vốn là cung cách “lãnh đạo” của ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc!

Nếu so sánh sự phát triển và xây dựng của thành phố Hà Nội hiện nay, không ai có thể phủ nhận rằng TP.HCM là đầu tàu về kinh tế, tài chính và cả khoa học, công nghệ của Việt Nam. Đây là một thành phố đã bước vào kinh tế thị trường từ trước năm 1975 được nuôi dưỡng bởi tư duy sáng tạo, sự năng nổ của doanh nhân chân chính, mặc dù bị triệt hạ thê thảm bởi những đợt đánh tư sản mại bản (1975-1985). Các con số thống kê cho thấy kinh tế của thành phố nầy hiện nay chiếm 20,5% GDP cả nước, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 27,8% GDP, dự án đầu tư nước ngoài chiếm 37,9% và lợi tức bình quân đầu người là 3.900 USD. Mọi người đều biết, kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể tạo ra những giá trị quan trọng ấy.

Trong năm 2019, mức đóng góp vào GDP cả nước của thành phố này là 23% – 25% và đóng góp cho ngân sách nhà nước 28%, trong khi chỉ được phép giữ lại 5,2% GDP, một con số quá ít. Trong khi đó, TP Hà Nội là thủ đô nên nhận được nhiều ưu đãi từ trung ương và là nơi chiếm dự án đầu tư nhiều nhất. Thế mà nền kinh tế Hà Nội chỉ đạt được 18,3% GDP cả nước; giá trị sản lượng công nghiệp chỉ có 24,6% GDP, lợi tức bình quân đầu người khoảng 3.500 USD.

Mới đây, vào ngày 14 tháng Bảy, Bí Thư Hà Nội Vương Đình Huệ họp với UBND thành phố và Bộ Khoa Học & Công Nghệ đã đưa ra chỉ tiêu là đến năm 2045, Hà Nội phải trở thành “trung tâm khoa học hàng đầu Đông Nam Á.” Ông Huệ cũng lạc quan nêu ra những con số đầy tiềm năng rằng đến năm 2045, Hà Nội có 124 trường đại học, 113 viện nghiên cứu, 14 phòng thí nghiệm cấp quốc gia.

Phải nói là những con số mà ông Huệ đưa ra khá ấn tượng cho thấy là ước mơ của các quan chức ở thủ đô Hà Nội muốn xây dựng đất Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, học thuật. Nhưng ở đây, ông Bí thư Vương Đình Huệ đi quá xa khả năng của một thành phố tụt hậu lâu năm dưới thời bao cấp, chỉ mới bắt đầu tập tễnh bước vào làm quen với kinh tế thị trường bằng con đường hoang dã.

Vì nhìn vào thực tế, tuy có một số lượng trường đại học nhiều nhất cả nước, nhưng phẩm chất và chính sách giáo dục còn yếu kém nên Hà Nội không có một trường nào được xếp vào Top 500 của khu vực Á Châu, chứ đừng nói gì đến thế giới. Các công trình của 113 viện nghiên cứu Việt Nam đưa ra thế giới chẳng hạn, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thế mà ông Huệ dám đề ra chỉ tiêu trên mây, rằng năm 2045 tức 25 năm nữa, Hà Nội phải đứng đầu Đông Nam Á, tức là qua mặt một số đại học lừng danh tại Bangkok, Singapore hay Malaysia.

Phải chăng ông Vương Đình Huệ sắp lên làm thủ tướng nên bắt đầu học thói “nổ” như người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, lấy đó làm vốn liếng chính trị?

Những người quan tâm đến sự tiến bộ của đất nước đều có chung một nhận định: Thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, muốn trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá Đông Nam Á hay khu vực Á Châu cần thực hiện 3 điều căn bản sau đây.

Thứ nhất, dẹp bỏ hết những rào cản, hủ tục lúc nào cũng sợ người dân giỏi hơn đảng, hơn cán bộ. Cụ thể là bãi bỏ thủ tục “xin – cho” đang giúp cho đám thư lại phong kiến mới lạm dụng quyền hành loại bỏ người tài. Ngày nào chế độ còn thủ tục này thì người có tài, có trí tuệ dù hết lòng yêu nước cũng không ai muốn đóng góp. Vì họ phải được những kẻ ngu dốt ngồi trên cho phép, cấp phép thì mới được làm, thử hỏi còn ai muốn tham gia.

Thứ hai, phải mở cửa thực sự tức xoá bỏ “định hướng xã hội chủ nghĩa” để những nhân tài của đất nước, nhất là giới trẻ có thể nối kết với bên ngoài để đẩy mạnh nghiên cứu, học hỏi các lãnh vực khoa học kỹ thuật Tây phương mới nhất. Học hỏi khoa học kỹ thuật Tây phương triệt để với tinh thần sáng tạo là yếu tố cốt lõi để phát triển đất nước chứ không phải suốt đời chỉ làm người học trò dở của Trung Quốc. Muốn được như vậy, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải chấm dứt việc chỉ đạo các trường học và áp dụng chính sách xã hội hoá đúng nghĩa.

Thứ ba và cũng là điều mang tính nền tảng, con người chỉ có thể phát triển trong môi trường tự do và tôn trọng sự khác biệt mới có thể góp phần đưa đất nước và xã hội tiến bộ. Điều đó cũng có nghĩa là muốn Việt Nam hoá rồng, hoá hổ trước hết đảng CSVN cần chấp nhận một bối cảnh đa nguyên.

Nếu không, người dân cứ phải nghe những tràng pháo chuột như “Bến Tre có thể phát triển thành một thung lũng Silicon về ứng dụng công nghệ chuyển đổi số” của Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng trong dịp làm việc với tỉnh Bến Tre ngày 17 tháng Bảy.

Và người ta  sẽ thấy ngay quả thực bệnh nổ là một bệnh rất dễ lây ở Việt Nam.

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?