Bộ Tứ – QUAD tuyên bố “không dung thứ” cho việc thay đổi nguyên trạng ở Châu Á – Thái Bình Dương

Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Bộ Tứ - Quad, tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/05/2022. Ảnh: AP - Kiyoshi Ota
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 24/05/2022, tại Nhật Bản, Bộ Tứ – QUAD quy tụ bốn nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, đã họp và ra tuyên bố phản đối mọi “thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực,” đặc biệt là tại vùng Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng tránh chỉ trích công khai Nga và Trung Quốc.

Trong buổi họp báo, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố: “Vào lúc cuộc xâm lăng Ukraine do Nga tiến hành làm lung lay các nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới,” lãnh đạo các nước Mỹ, Ấn Độ, Úc và “chính  bản thân tôi cùng đồng tình về việc mọi ý tưởng đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực sẽ không bao giờ được dung thứ, đặc biệt là tại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

Nỗi lo lắng về những ý đồ “gặm nhấm” các đảo tại Thái Bình Dương của Trung Quốc còn được Bộ Tứ – QUAD nêu rõ trong tuyên bố chung, khi nhắc đến hiện tượng “quân sự hóa” nhiều khu vực đang có tranh chấp, việc “sử dụng tầu tuần duyên và hải cảnh một cách nguy hiểm, cũng như những nỗ lực nhằm gây xáo trộn các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên biển của nhiều nước khác,” đó là các hoạt động mà Trung Quốc bị tố cáo đang tiến hành trong khu vực.

AFP cho biết, kết thúc cuộc họp tại Tokyo, bốn nước thành viên QUAD đã đạt được một đồng thuận cho việc khởi động một sáng kiến mới nhằm tăng cường giám sát các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trong khu vực. Các thành viên Quad muốn đầu tư ít nhất 50 tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư cho khu vực.

Tuy nhiên, tuyên bố chung của Bộ Tứ – QUAD lại không công khai lên án Trung Quốc và Nga, do Ấn Độ đã từ chối chỉ trích Nga về cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Cuộc họp Bộ Tứ còn phản ánh nỗi lo lắng trước việc Trung Quốc gần đây gia tăng thắt chặt quan hệ với các đảo quốc Thái Bình Dương, đặc biệt là việc Trung Quốc ký với Quần Đảo Salomon một thỏa thuận về an ninh. Giờ đây, câu hỏi đặt ra, liệu Hàn Quốc sẽ tham gia vào Diễn Đàn An Ninh Bốn Bên này hay không? Trên đài RFI, chuyên gia Đông Bắc Á, Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) nhận định:

Điều có thể xảy ra nhất, hơn là việc gia nhập Bộ Tứ – QUAD, là Hàn Quốc có thể hợp tác với QUAD trong một số chủ đề có lợi ích chung. Hiện tại Tokyo vẫn phản đối Seoul tham gia QUAD, nhưng tân Tổng Thống Yoon không những tìm cách xích lại gần hơn với Mỹ mà còn cả với Nhật Bản. Tổng Thống Hàn Quốc Yoon còn chỉ trích Trung Quốc mạnh hơn người tiền nhiệm. Do vậy, có thể có một sự xích lại gần nhau, và trong mọi trường hợp, đó không phải là một sự liên kết mà đúng hơn là một sự xích lại gần nhau giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.”

Minh Anh

Nguồn: RFI

 

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.