Canberra Ngày 24 Tháng 4

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 80.7 kb

Trong mấy ngày qua, nhiều người dân Úc đã phẫn nộ ngay sau khi có lời đề nghị của nhà cầm quyền Trung Cộng muốn đưa quân đội sang Úc để giữ an ninh cho cuộc rước đuốc Thế vận tại thủ đô Canberra vào ngày 24 tháng 4. “Lời đề nghị khiếm nhã” (China wants army to oversee torch relay in Australia) này cũng đã gặp phản ứng dữ dội của người đứng đầu lực lượng Cảnh sát Liên bang (Australian Federal Police – AFP).

Lời đề nghị này được đưa ra chỉ một vài ngày sau buổi lễ châm đuốc trong ngày rước đuốc đầu tiên tại Athens, Hy Lạp. Trong buổi lễ châm đuốc này đã xảy ra một tình huống bất ngờ là một người biểu tình đã trương được biểu ngữ có hình Olympic Beijing với 5 cái còng số 8 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Buổi lễ đã được truyền hình trực tiếp về Trung Quốc, cho nên các nhân viên làm việc tại đài truyền hình trung ương Bắc Kinh đã phải lụp chụp “blackout” (cắt bỏ) ngay đoạn này và phải xin lỗi khán giả vì “sự cố kỹ thuật”. Sự việc đã khiến Trung Cộng bẻ mặt, cho nên ngay sau đó họ đã phải xét lại các cuộc rước đuốc tại các thành phố lớn, nơi có sự hiện diện của các cộng đồng người Tây Tạng, người Miến Điện, Trung Hoa (Pháp Luân Công), người Sudan, người Tân Cương (Uighurs) và cả người Việt Nam.

JPEG - 133.5 kb

Trước mắt, Ủy Ban Olympic Trung Quốc đã tuyến bố hủy bỏ cuộc rước đuốc tại 2 thành phố là San Francisco và Paris. Trả lời báo chí khi được hỏi về “lời đề nghị khiếm nhã” trên, ông Mike Tancred phát ngôn viên của Uỷ Ban Thế vận Úc cho biết là ông “đã giải thích với Tòa Đại Sứ Trung Quốc là người dân ở Úc có quyền biểu tình khi ngọn đuốc đến đây, nhưng hy vọng rằng các cuộc biểu tình sẽ ôn hòa và không làm cản trở cuộc rước đuốc”.

Theo chương trình, cuộc rước đuốc đến thủ đô Canberra của Úc Châu sẽ là ngày 24 tháng 4. Tại đây, các lực sĩ Olympic Úc sẽ tiếp vận ngọn đuốc quanh thủ đô. Trong số đó có các siêu sao thể thao như Ian Thorpe (người từng được mệnh danh là “con Kình ngư” Úc), Jodie Henry, Petria Thomas, Marjorie Jackson Nelson và Ron Clark.

Mặc dù chưa có một cuộc tẩy chay toàn diện buổi Lễ Khai mạc Thế vận hội vào ngày 8 tháng 8 tới đây, nhưng những tuyên bố gần đây của các tổ chức nhân quyền và chính khách quốc tế đã tạo nên một áp lực lên nhà cầm quyền Trung Cộng. Mới đây, khi được phóng viên báo chí đặt câu hỏi thì Tổng thống Pháp Sarkozy cũng tuyên bố rằng ông “cũng đang xem xét các khả năng”. Thủ tướng Anh Gordon Brown thì nói rằng ông sẽ có mặt tại buổi lể bế mạc, tức là đồng nghĩa với việc tẩy chay không tham dự lễ khai mạc.

Tại Úc Châu, cộng đồng người Trung Hoa Pháp Luân Công đã luôn sát cánh với cộng đồng Việt Nam trong mọi cuộc biểu tình, và cộng đồng người Tây Tạng cũng đã từng sát cánh với cộng đồng người Việt Nam trong cuộc biểu tình chống sự hiện diện của Nguyễn Minh Triết tại cuộc họp APEC vào tháng 9 năm ngoái tại Sydney. Người dân tại Canberra hay du khách khi đi ngang qua tòa đại sứ Trung Cộng đều thấy sự hiện diện của nhóm Trung Hoa Pháp Luân Công hầu như mỗi ngày. Riêng các dịp kỷ niệm lớn thì số thành viên tham dự lại càng đông đảo hơn. Cộng đồng Việt Nam mới đây cũng đã biểu dương trong một cuộc biểu tình lớn truớc Tòa Đại Sứ Trung Cộng nhân vụ Hoàng Sa – Trường Sa.

Với sự hiện diện của các cộng đồng này, Tòa Đại sứ Trung Cộng có đủ lý do để lo sợ những hình ảnh bất lợi được chuyển tải về trên các hệ thống truyền hình tại Trung Quốc. Do đó, xem xét hủy bỏ cuộc rước đuốc tại Canberra vào ngày 24 tháng 4 là điều có thể xảy ra.

Không bàn xa, bàn rộng đến các cộng đồng khác, người Việt tại Úc Châu khi tham gia biểu tình, ngoài các biểu ngữ đơn giản bằng tiếng Anh, thì chúng ta có thể mặc áo thun trắng có in hình bản đồ Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để thể hiện người Việt “da vàng máu đỏ”, hình bản đồ Việt Nam sẽ có màu vàng với 3 thành phố chính Huế – Sài Gòn – Hà Nội có màu đỏ với 2 cụm đảo Hoàng – Trường Sa về phía đông. Bên dưới có hàng chữ bằng tiếng Anh “Paracels & Spratlys Belong To Vietnam”. Áo được in trên nền trắng để làm nổi bật hình bản đồ Việt Nam, và cũng để kỷ niệm đệ nhị chu niên ngày ra đời của Khối 8406. Các tiệm thực phẩm và các quán ăn Việt Nam tại Canberra thì có thể sử dụng hình này để in ra các bản poster để dán lên kiếng trước của tiệm.

JPEG - 64 kb

Cuộc biểu tình tại Canberra vào ngày 24 tháng 4 cũng rất khít khao với ngày biểu tình tưởng niệm 30/4 hằng năm của cộng đồng người Việt tỵ nạn Úc Châu. Tuy nhiên, khi biểu tình phản đối Trung Quốc tại cuộc rước đuốc Thế vận ở Canberra, thì người Việt Úc Châu chúng ta không cần một sự hiện diện đông đảo của người Việt Nam, mà chỉ cần sự hiện diện của trên dưới trăm người với biểu ngữ cờ vàng là đủ, để cùng sát cánh với cuộc biểu tình của các sắc tộc khác lên án bạo quyền Trung Cộng. Đây cũng là dịp để người Việt Nam chúng ta khẳng định với thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa.

Lê Minh
Úc Châu ngày 29/03/2008
(Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ)

JPEG - 162.7 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.