Cầu nguyện cho Việt Nam: Số phận Cha Nguyễn Văn Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cầu nguyện cho Việt Nam
Hoàn cảnh của Cha Nguyễn Văn Lý

Ngày 29 tháng 11 năm 2009

Trong lúc đang cầu nguyện vào một buổi sáng mới đây, Cha Nguyễn Văn Lý đã đột quỵ bất tỉnh trên nền nhà lao. Đây là lần đột quỵ thứ nhì chỉ trong vòng 4 tháng đã khiến Cha bị bất toại một nửa thân mình. Cha Lý gặp nạn trong một hoàn cảnh đơn côi bên trong trại giam, không có người thân bên cạnh.

Vị linh mục Công giáo 63 tuổi này là một trong những nhà đấu tranh kiên cường nhất. Hơn ba thập niên, Ngài đã liên tục tranh đấu đòi hỏi tự do ngôn luận và tôn giáo, và đó chính là niềm tin thôi thúc Ngài đòi hỏi phải có một nền tự do dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Vào năm 2006, Ngài đồng sáng lập Khối 8406, một tổ chức đấu tranh dân chủ. Ngay năm sau, Ngài bị nhà nước cộng sản bắt giam vì tội danh tuyên truyền nói xấu chế độ và bị biệt giam. Đây không phải là đầu tiên Cha bị bắt giam, mà hồi năm 1977 Cha cũng đã ngồi tù 16 năm rồi.

Việc bắt giam Cha Lý cho thấy chính quyền Hà Nội đi giựt lùi so với một ít tiến triển trước đó; một khuynh hướng đang gia tăng qua việc gần đây chính quyền tăng cường bắt giam các nhà báo, chủ Blog và các nhà đấu tranh dân chủ lên tiếng chỉ trích chế độ độc tài. Trong số những người bị bắt giam trong năm nay có Luật sư Lê Công Định, một vị luật sư tài giỏi đã từng nhận bào chữa cho nhiều nhà đấu tranh trước khi ông bị bắt hồi tháng 6.

Tình trạng sức khoẻ hiện nay của Cha Lý thật đáng quan ngại. Gia đinh của Ngài, kể cả chị gái và các cháu trai không được trại tù thông báo khi Cha bị đột quỵ lần thứ nhất hồi tháng Bảy vừa qua. Sau lần bị đột quỵ lần thứ nhì mới đây, Cha được đưa vào bệnh viện mà lúc nào chung quanh cũng có đến 5 công an túc trực canh gác. Trong khi một số thân nhân của Ngài được phép vào thăm thì tất cả các tu sĩ linh mục không được phép vào thăm Ngài. Lối kiểm soát gắt gao nghiêm ngặt này hầu như được áp dụng cho tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam, và càng ngặt nghèo hơn đối với Cha Lý bởi vì chính quyền lo sợ khả năng siêu phàm của Ngài, có thể lôi kéo người khác, thậm chí giáo hóa cả những tên cai ngục.

Việc đối xử tàn tệ với Cha Lý đã khiến cả cộng đồng thế giới quan tâm. Hồi tháng Bảy vừa qua, 37 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đã gởi thư đến chủ tịch Nguyễn Minh Triết, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho Cha Lý cũng như yêu cầu cung cấp thông tin về tình hình sức khoẻ của Cha. Và ngay sau khi biết tin Cha bị đột quỵ lần này, một lần nữa chính phủ Hoa Kỳ, cũng như các thành viên của chính phú Úc cũng đã lên tiếng yêu cầu chữa trị bệnh và trả tự do cho Ngài. Theo hồ sơ nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, mặc dầu Việt Nam liên tục vi phạm nhân quyền, nhưng lại được bộ này rút tên khỏi danh sách “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”.

Hoàn cảnh của Cha Lý hiện nay cho thấy Việt Nam liên tục vi phạm nhân quyền có hệ thống; Những vị phạm này vẫn tiếp diễn trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới. Chính quyền Hà Nội có thể gầy dựng lại uy tín bằng cách phải lập tức thả ngay Cha Lý và để thân nhân Ngài chăm sóc sức khỏe cho Ngài. Làm được điều này thì Hà Nội mới thể hiện được chính sách nhân đạo, cũng như nguyên tắc tuân thủ luật lệ quốc tế. Tất cả các quốc gia yêu chuộng nhân quyền đều phải có bổn phận mạnh mẽ đặt vấn đề về trường hợp của Cha Lý và trường hợp của các tù nhân chính trị khác.

Bà Turner là Tổng Giám Đốc điều hành của tổ chức Freedom Now có văn phòng tại Washington, và cũng là luật sư quốc tế cho Cha Lý.

Wall Street Journal
http://online.wsj.com/article/SB100…

(Lê Minh phỏng dịch)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…