Chị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay là ngày sinh nhật của chị, lần thứ 2 chị phải đón sinh nhật ở trong nhà tù.

Từ cái thuở đang còn là sinh viên, rất may và như là cái duyên vậy, trường tôi học rất gần nhà chị, thông qua Luật Sư Đài giới thiệu, mới quen biết chị. Trong một lần trời thu vào chiều tối, khoảng tháng 9 năm 2013, từ chỗ ký túc xá trường tôi qua nhà chị gần 2km, tôi hẹn chị và được chị cho địa chỉ, tôi đi bộ đến số nhà 245 Trần Thị Phúc, tp Phủ Lý, tôi thấy cái quán bán chăn ga gối nệm có một phụ nữ nhếch nhác, áo quần thì luộm thuộm tay phải bế 1 đứa con tầm 1 tuổi, tay trái cầm tay thêm cu cậu cũng 2 hay 3 tuổi đứng trước cữa nhà như là đang hóng mát, tôi hỏi đây có phải là nhà của chị Thúy nga không? Chị ta nói ừ chị Nga đây, trước khi đi tôi có gọi điện thoại, và trong suy nghĩ chị ấy phải là mạnh mẽ dữ dằn lắm, chứ không nghĩ cái người phụ nữ nhếch nhác, mặt thì lấm lem áo quần luộm thuộm, nụ cười thì hiền khô, rất dễ gần ngay cái lần gặp đầu tiên đó là chị được.

Đi qua cái chỗ bán chăn ga gối nệm là một phòng của chị, căn phòng đó tầm 10m2 đủ kê cái giường và một máy tính bàn, bên cạnh đó có phòng bếp nhỏ xíu đủ kê cái bàn ăn cơm đủ 4 người không hơn. Lần đầu chị kể về chị hay giúp dân oan Hà nam làm hồ sơ cùng Bác Trương Minh Hưởng, họ là người dân bị chính quyền cướp đất trắng trợn, đẩy họ vào đường cùng, không còn cách nào họ đều tự nhận thức được phải trang bị kiến thức về pháp luật, ít nhất là luật đất đai để đối phó với sự ăn cướp của chính quyền, và giúp bà con.

Chị kể nhiều thứ mà tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác. Vì trong tâm trí tôi không nghĩ một xã hội Việt nam lại như thế, mặc dù tôi có đọc và tìm hiểu, nhưng chưa thấy cảnh đó bao giờ, chị nói rồi chợt có ai gọi điện cho chị, chị nghe điện thoại của bác nào đó, xong chị nói lát chị đi mua bánh mì và nước cho bà con họ ngủ lăn lê đầy đường trước phòng tiếp dân tỉnh Hà nam, tôi tiếp tục há mồm nghe chị nói, tôi hỏi chị sao họ ngủ ngoài đường mà không có nhà hả chị? Chị nói 1 tháng họ đi kiện 1 lần, và đông lắm nên có người đi từ tối trước lên chiếm một chổ ngay chổ tiếp dân để ngủ mai đi vào gặp trước. Tôi nói để em đi với chị

Khi đến nơi chứng kiến cảnh họ nằm la liệt, khoảng hơn 20 người, ngủ bằng tầm bìa cát tông, được cho bởi mấy cửa hàng tạp hóa gần đó, không gối không màn, họ thấy Chị Nga và tôi tới họ mừng và sung sướng, vì như gặp điểm tựa ít nhất là tinh thần với họ. Tôi thì… như hoàn toàn thay đổi suy nghĩ, hình như con tim của tôi đang thổn thức bắt nhịp với cái gì đó mới lạ, và không chịu ngưng tìm tòi.

Tối đó tôi không ngủ được cho đến mấy hôm sau, lên dự phiên xử Anh Lê Quốc Quân, và từ đó tôi biết tôi sẽ làm gì, ít ra tôi phải có trách nhiệm với bản thân mình. Không thể làm ngơ trước sự cai trị của chế độ cộng sản, độc tài này.

Tuy thời gian 2 chị em gặp nhau rất ngắn, nhưng không có chị thì không biết động lực nào, cậu sinh viên dưới mái trường XHCN như tôi có thể mạnh dạn tham gia biểu tình hô hào chống giặc tàu, chống cường quyền bán nước.

Mấy tháng sau em bị bắt, đến khi em ra không lâu thì đến lượt chị, chị đi án 9 năm tù, chia cắt tình mẫu tử, một người mẹ có 2 đứa con nhỏ, thật sự là quá nhỏ vì chúng chưa nhận thức được gì, hòng để đập tan ý chí đấu tranh của chị mà xử mức án đến cỏ cây còn héo tàn thì thử hỏi, có chế độ nào tàn ác như thế không?

Hôm nay sinh nhật chị, một nơi xa này em vẫn nhớ và mãi nhớ những gì chị đã làm cho bà con dân oan, cho em và em tin nhiều người mãi nhớ về chị. Một người chị với anh em hết lòng nhiệt thành và trách nhiệm công việc, không sợ bạo tàn, không sợ nhà tù.

Chị hãy giữ sức khỏe người chị của em.

Nguồn: FB Phạm Minh Vũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.