Chiến lược an ninh mới của Nhật Bản: Hoa Kỳ hoan nghênh, Trung Quốc đả kích

Khu trục hạm Kurama của Nhật Bản tham gia Lễ Duyệt Hạm Đội ngày 14/10/2021 ở Vịnh Sagami, phía nam Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: AP - Itsuo Inouye
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay sau khi Nhật Bản chính thức loan báo chiến lược an ninh mới vào hôm qua, 16/12/2022, Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh một bước đi “táo bạo và lịch sử” nhằm giúp duy trì hòa bình ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trung Quốc ngược lại đã cực lực đả kích một ý đồ “bành trướng quân sự.”

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, trong một tin nhắn Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công nhận rằng liên minh Mỹ-Nhật là “nền tảng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” đồng thời cho biết là Hoa Kỳ “hoan nghênh những đóng góp của Nhật Bản cho hòa bình và thịnh vượng.”

Trong một tuyên bố, cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng Jake Sullivan nhận thấy rằng Nhật Bản đã thực hiện “một bước đi táo bạo và lịch sử nhằm củng cố và bảo vệ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở với việc thông qua Chiến Lược An Ninh Quốc Gia mới” và hai tài liệu quốc phòng khác có liên quan.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin cũng ủng hộ quyết định của Nhật Bản để có được “khả năng phản công,” cho rằng động thái đó sẽ “tăng cường khả năng răn đe trong khu vực” đồng thời cam kết hợp tác với Nhật Bản để hỗ trợ các mục tiêu được ghi trong chiến lược của cả hai nước.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết các tài liệu mới của Nhật Bản “định hình lại” khả năng của liên minh trong việc thúc đẩy hòa bình trong khu vực và gọi Nhật Bản là “đối tác không thể thiếu” trong việc đối phó với những thách thức cấp bách nhất đối với sự ổn định toàn cầu, bao gồm cả cuộc xâm lược Ukraine mà Nga khởi sự từ tháng Hai vừa qua.

James Schoff, cựu cố vấn cấp cao về chính sách Đông Á tại Lầu Năm Góc, cho biết cuộc chiến của Nga và sự tăng cường quân sự của Trung Quốc, kết hợp với việc củng cố quyền lực chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã khiến Nhật Bản đưa ra quyết định mới nhất, với mục tiêu thúc đẩy Bắc Kinh từ bỏ suy nghĩ cho rằng việc sử dụng vũ lực có thể giúp họ đạt được những gì họ muốn xung quanh Nhật Bản.”

Trong một sự thay đổi lớn trong chính sách quốc phòng, chính phủ Nhật Bản đã quyết định trang bị cho mình các loại phương tiện có khả năng tiếp cận lãnh thổ của kẻ thù và đặt mục tiêu tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hàng năm lên khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội trong 5 năm tới.

Quyết định của Nhật Bản dĩ nhiên đã bị Trung Quốc phản đối. Vào hôm qua, Bắc Kinh đã bày tỏ thái độ “hết sức bất bình” và tuyên bố “kiên quyết phản đối” các tài liệu an ninh quốc phòng quan trọng vừa được Tokyo cập nhật, xác định Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất” từ trước đến nay đối với Nhật Bản.

Trong một tuyên bố, đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo cho biết động thái của Nhật Bản “sai lệch nghiêm trọng so với thực tế cơ bản” và “gây nên tình trạng căng thẳng và đối đầu trong khu vực.”

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cũng kêu gọi Nhật Bản “hành động dựa trên sự đồng thuận chính trị theo đó hai nước là đối tác hợp tác và không gây ra mối đe dọa cho nhau.” Theo nhân vật này: “Việc (Nhật Bản) thổi phồng ‘mối đe dọa Trung Quốc’ để tìm cớ cho việc tăng cường quân sự chắc chắn sẽ thất bại.”

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.