Chưa từng thấy tại Iran: Tuổi trẻ và phụ nữ lãnh đạo cuộc nổi dậy chống độc tài

Nhiều phụ nữ Iran rất trẻ, cùng với những bạn thanh niên đã dẫn đầu trong các cuộc biểu tình suốt hơn tháng qua, sau cái chết của một cô gái trẻ bị công an “đạo đức” bắt vì đã không đội khăn trùm đầu đúng cách, rồi bị hành hung tới thiệt mạng. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp 31 tỉnh sau cái chết của một cô gái trẻ bị công an “đạo đức” bắt ngày 13 tháng Chín, 2022 vì đã không đội khăn trùm đầu (Hijab) đúng cách, rồi bị hành hung tới thiệt mạng.

Nhân chứng cho biết Mahsa Amini, 22 tuổi, bị bắt ở một trạm xe và bị đánh suốt dọc đường tới trại giam “cải huấn.” Sau 3 ngày hôn mê trong nhà thương, Amini đã trút hơi thở cuối cùng ngày 16 tháng Chín, 2022. Ngày hôm sau, một cuộc biểu tình đã nổ ra ngay tại tỉnh nhà của cô và nhanh chóng lan tỏa khắp Iran, biến thành một cuộc tổng nổi dậy chống lại chế độ cường quyền của Giáo Chủ Khamenei.

Suốt hơn một tháng qua, người ta thấy thành phần lãnh đạo phong trào nổi dậy là những phụ nữ Iran rất trẻ, tuổi trung bình khoảng 15, cùng với những bạn thanh niên trung học đã can đảm xuống đường biểu tình với khẩu hiệu “Phụ nữ, Đời sống, Tự do.” Trong thái độ tranh đấu cương quyết, dứt khoát và can đảm, họ đã đốt khăn trùm đầu, cắt tóc ngắn, xé hình của Giáo Chủ Ruhollah Khomeini cùng người kế nhiệm Ayatollah Ali Khamenei, và hô vang “Kẻ độc tài phải chết.”

Nika Shahkarami, nạn nhân 17 tuổi, tham gia biểu tình ở thủ đô Tehran đã bị công an đánh vỡ sọ chết. Ảnh: CNN

Nika Shahkarami, nạn nhân 16 tuổi, tham gia biểu tình ở thủ đô Tehran đã bị công an đánh vỡ sọ chết. Ảnh: CNN

Trước sức mạnh phẫn nộ của người dân, bạo quyền Iran đã hoảng hốt dốc toàn lực đàn áp, nã đạn không nương tay vào đám đông biểu tình không vũ khí, nhưng làn sóng người vẫn tiếp tục gia tăng không ngơi nghỉ. Các tổ chức nhân quyền cho biết ít nhất đã có khoảng 200 người thiệt mạng, kể cả một nạn nhân 7 tuổi và những nạn nhân bị bắn chỉ vì đã dám bấm còi xe ủng hộ người biểu tình.

Đa số những người biểu tình thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ thần quyền độc tài Khamenei. Sự nổi dậy của họ chứng tỏ chính sách tẩy não của chế độ đã thất bại và bạo lực không khống chế được nguyện vọng tự do của người dân.

Những đợt tranh đấu suốt hơn 40 năm qua đã giúp người phụ nữ Iran được đi học nhiều hơn, hiện chiếm 63% tỷ lệ trong các trường đại học. Họ được tham gia, dù giới hạn, các vai trò lãnh đạo trong xã hội kể cả chính trị, và tiếp xúc với thế giới bên ngoài để gia tăng ý thức về nhân quyền, tự do và quyền phụ nữ.

Các cô gái trẻ đã tweet ra hình ảnh họ giơ ngón giữa trước tấm hình của hai lãnh tụ tối cao Khomeini và Khamenei. Video cho thấy họ xé nát hình của hai kẻ độc tài và tung những mảnh vụn lên cao, cười vang và hô to “Đừng sợ, chúng ta đoàn kết.” Bên cạnh họ là những thanh niên trẻ can đảm rượt đuổi những tay công an bạo ngược. Nhiều thế hệ cha mẹ, ông bà cùng nhập dòng tranh đấu.

Trong một video, các nữ sinh đã đồng loạt cởi khăn trùm đầu trước một viên chức chính phủ và đuổi ông ta “cút đi,” ném theo những vỏ chai nước khi ông ta chạy trốn.

Để làm dịu tình hình, Tổng Thống Iran Ebrahim Raisi đã phải gọi gia đình Amini để chia buồn và công nhận “những điểm yếu và thiếu sót” của chính phủ, nhưng cơn thịnh nộ của người dân vẫn không ngớt.

Trong một buổi Raisi tới thăm và phát biểu tại Đại Học nữ Alzahra của Tehran ngày 8 tháng Mười, sinh viên đã hét vang “Hãy cút đi!” Khi truyền hình nhà nước đang chiếu hình của Ayatollah Khamenei trong bản tin buổi tối thì bị hack, và hình của Khamenei đã bị lửa bao quanh, cùng câu khẩu hiệu bên cạnh “Hãy trỗi dậy và tham gia cùng chúng tôi” và địa chỉ web của nhóm hacker Edalate Ali.

Năm ngoái, nhóm này đã tấn công camera an ninh và vạch trần hành vi ngược đãi  tù nhân trong một nhà tù giam giữ tù nhân chính trị.

Các tổ chức nhân quyền và lãnh đạo các quốc gia tự do đã lên án cuộc đàn áp trẻ em là tàn bạo. Cơ quan UNICEF của Liên Hiệp Quốc cũng đã kêu gọi bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên Iran. Những nhân vật nổi tiếng trên thế giới, kể cả Tổng Thống Biden và ông bà Obama đều đã lên tiếng ủng hộ người biểu tình Iran, cam kết giúp tăng cường truy cập Internet khi chế độ tìm cách ngăn chặn phương tiện liên lạc và thông tin này.

Iran đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện trầm trọng chưa từng có về kinh tế, chính trị và môi trường… Trong khi đó Mỹ, Canada và Liên Âu đang đưa ra các biện pháp tăng cường cấm vận để trừng phạt chính quyền Iran đàn áp biểu tình.

Cuộc nổi dậy lần này có thể sẽ kết liễu chế độ thần quyền đã gây ra biết bao đau thương cho người dân, ngăn cản bước tiến của Iran và đe dọa nền hòa bình thế giới.

18/10/2022

TS Trần Diệu Chân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.