Chúi đầu vào đống cát để khỏi nhìn thấy bế tắc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tháng 10 vừa qua hai cuộc họp đáng lẽ rất quan trọng đã diễn ra một cách rất nghịch lý mà hầu như không ai để ý: Hội nghị Trung Ương của đảng CSVN khoá họp thường lệ của Quốc hội.

Hội nghị Trung ương 11, khoá 10, của ĐCSVN diễn ra trong một thời điểm nghiêm trọng: chuẩn bị đại hội 11 vào giữa lúc mô thức kinh tế sao chép của Trung Quốc phải xét lại toàn bộ, sinh hoạt kinh tế xã hội bế tắc, nhiều vấn đề nghiêm trọng trì hoãn quá lâu đã đến lúc phải giải quyết. Thêm vào đó đảng hoàn toàn thiếu vắng những khuôn mặt lãnh đạo chấp nhận được cho đa số đảng viên, chưa nói tới lãnh đạo đất nước. Tuy vậy nó đã rất âm thầm, không có gì được thông báo cả ngoại trừ hai bài diễn văn khai mạc và bế mạc của tổng bí thư Nông Đức Mạnh và một bản thông báo hết thúc hội nghị.

Cả ba văn kiện này đều không nói gì cả, chúng đều là những tài liệu rỗng. Tuy vậy chúng vẫn tố giác sự bế tắc tuyệt vọng. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói: “phải đánh giá đúng thành tựu, yếu kém, thực chất tình hình tư tưởng trong Đảng” và “đề nghị các đồng chí phát huy tinh thần dân chủ, suy nghĩ độc lập và sáng tạo“. Như thế có nghĩa là tư tưởng chính trị của đảng CS đang ở trong tình trạng rất bi đát đòi hỏi phải được xét lại triệt để. Nhưng ngay sau đó ông lại nhấn mạnh “phải kiên định chủ nghĩa xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định vai trò lãnh đạo của Ðảng“. Vậy thì xét lại cái gì? Suy nghĩ độc lập, sáng tạo ở chỗ nào? Những lời tuyên bố ngớ ngẩn một cách khôi hài như vậy của người lãnh đạo cao nhất ngay giữa một hội nghị trung ương đảng là một thú nhận hùng hồn rằng đảng cộng sản biết mình bế tắc nhưng không nhìn thấy giải pháp nào khác ngoài tiếp tục chúi đầu vào đống cát để khỏi nhìn thấy sự thực. Chúng đã không làm ai phì cười, vì không ai, kể cả đại đa số các đảng viên cộng sản, còn để ý đến những gì đến những gì mà lãnh đạo đảng nói và làm.

Điều 83 của Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Kỳ họp quốc hội thứ 6, khoá 12, là một mẫu mực của sự vô duyên nhàm chán. Báo chí đưa tin đại biểu này kiến nghị, đại biểu kia đề nghị v.v. Nhất là “uỷ ban tài chính quốc hội dứt khoát đề nghị” giảm tỉ lệ bội chi ngân sách nhưng buổi họp đã “kết thúc sớm” sau khi ông bộ trưởng tài chính tuyên bố chính phủ vẫn bảo lưu ý kiến. Những sự kiện này chẳng ai để ý dù chúng rất kỳ cục: quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết định ngân sách, có cả quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm chính phủ mà lại chỉ dám đề nghị và kiến nghị với chính phủ, và thôi họp khi chính phủ cho biết đã quyết định xong.

Người ta không để ý là đúng vì còn có những điều trâng tráo hơn nhiều. Khoá họp quốc hội này mở ra chỉ 11 ngày sau bốn vụ án chính trị thô bỉ trong đó chín công dân vô tội bị xử những án tù nặng một cách dã man chỉ vì treo những biểu ngữ kêu gọi bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ, chống tham nhũng và thực hiện dân chủ, những lập trường mà chính nhà nước cộng sản cũng đã nhiều lần phát biểu. Đây là một hành động chà đạp trắng trợn lên chính luật pháp và một sự thoá mạ đối với chính quốc hội, định chế trên danh nghĩa làm ra và bảo vệ luật pháp. Tuy vậy quốc hội đã không hề có phản ứng nào và cũng không hề có bất cứ một “đại biểu quốc hội” nào lên tiếng.

Không còn ai ngạc nhiên, dù để nổi giận hay phì cười, trước những sự kiện vô lý một cách khôi hài như vậy vì một lý do giản dị: sự ly dị giữa dân chúng và chính quyền đã toàn diện và tuyệt đối.

Các chính quyền bạo ngược đều giống nhau ở một điểm là chúng yên tâm khi người dân thờ ơ mà không cần biết rằng sự thờ ơ đó che giấu một căm thù đang sôi sục. Chúng đều đánh giá thấp nhân dân. Chúng cũng giống nhau ở một điểm khác là không hối tiếc sau đó, vì không kịp hối tiếc.

Nguồn: www.thongluan.org

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…