Có phải người sĩ quan an ninh bật khóc?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên tiếp trong các cuối tuần của tháng sáu năm nay hình ảnh những khuôn mặt rạng rỡ, quyết liệt của những người trẻ trên các đường phố Sài Gòn và Hà Nội, tay giơ cao biểu ngữ, miệng thét vang những lời bỏng cháy, khẳng định với quân xâm lược về lãnh thổ của dân tộc, đã làm nhiều người rơi nước mắt.

Chúng ta đang vượt qua sự sợ hãi của chính mình như chị Phan thị Thuần viết: “Nhìn khuôn mặt các em sáng ngời, nụ cười rạng rỡ, đôi mắt trong sáng ngây thơ, hai tay căng tờ biểu ngữ: Phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Việt Nam… tôi xúc động, mỉm cười, hai dòng nước mắt lăn trên má”.

Từ bao giờ vậy, một đất nước với truyền thống đánh Tàu, đuổi Tây, cha ông ta có bao giờ cho phép con cháu mình run sợ trước mặt quân thù. Đối đầu với đội quân Mông Cổ hung hãn, dân ta đã từng khắc trên cánh tay hai chữ “sát Thát” ba lần đuổi chúng ra khỏi bờ cõi; đập tan mộng xâm lăng của một đội quân đang làm khiếp vía một nửa thế giới. Vậy mà ngày nay nỗi sợ dường như lại được truyền ngay từ trong gia đình, được khuyến khích từ những thầy cô, và được a tòng từ hầu hết thế hệ trí thức đàn anh.

Công an dày đặc dưới phố, công an nổi, an ninh chìm, dân phòng xanh, bảo vệ xám, đội ngũ giao thông, lực lượng cơ động, và nay có thêm… mật vụ Trung Quốc. Thật vậy, một số nhân chứng trong các đoàn biểu tình đã thấy tận mắt vài người mặc thường phục thì thầm tiếng Trung Quốc vào máy bộ đàm dấu trong tờ báo cầm tay. Cộng hết lại, có lúc họ đông xấp xỉ số người biểu tình. Họ nhấc bổng người này, bẻ quặt tay người khác, lôi người nọ đem đi. Mặc, những trái tim yêu nước vẫn ào xuống đường như sông tuôn chảy, bước qua những phản bội, dối trá. Những trái tim nồng nàn đó cứ đi, đi cùng cái bóng của lịch sử:

Chúng ta – bóng ma của những tấm lòng yêu nước
chưa từng run sợ trước mọi nguy cơ xâm lược…

Chúng ta – bóng ma của những chiến binh không bao giờ chết
nhựa sống mới chảy trong từng huyết quản
nhưng nỗi căm hờn dường như không còn mới
nỗi căm hờn truyền đời không có tuổi…

(Những Bóng Ma-Bùi Khương Hà)

Chỉ có chuyện lạ: cũng chính cái bóng của lịch sử đó đã làm ít là một sĩ quan an ninh bật khóc mà Blogger Trần Nhương chứng kiến. Anh kể: trước bãi cỏ của Đại sứ quán Trung Quốc không một ai được bén mảng tới, đoàn biểu tình đành phải đứng dưới chân tượng đài Lênin hô khẩu hiệu và hát vang bài Quốc ca. Thế rồi dưới chân tượng đài Lê-nin cũng bị đuổi, đoàn người lại kéo sang trước Bảo tàng Quân sự dưới chân cột cờ. Và ở đây anh nhìn thấy một sĩ quan an ninh bật khóc. Anh viết:
“Thật tình các anh em làm nhiệm vụ rất khó ứng xử, một bên là công vụ một bên họ là dân nước Việt. Tôi thấy một sĩ quan bật khóc. Tôi hiểu tấm lòng của họ nên họ rất ôn hòa chịu đựng, đồng cảm với dân nữa….”

Có thật thế không? Giữa hàng ngũ những kẻ “chỉ biết còn Đảng còn mình” lại có người nhận ra “còn dân còn nước” nữa ư? Trong số những khuôn mặt ác ôn chỉ biết thi hành chỉ thị trấn áp đoàn biểu tình vẫn còn có những trái tim? Ở giữa đám côn đồ sẵn sàng học tập mật vụ Trung Quốc cách đánh dân mình vẫn còn những con người biết đâu là điều sỉ nhục quốc gia?

Có thể lắm chứ! Càng nghĩ tôi càng thấy những giọt nước mắt ấy không quá xa lạ như ta thoạt nghe về sự việc. Để vào được ngành công an và đi sâu hơn nữa, vào đến ngành an ninh, khá chắc các đối tượng phải thuộc diện gia đình mà chế độ xem là “có công”. Công trạng ở đây có thể là những việc làm đem lại lợi riêng cho đảng CSVN, nhưng công trạng cũng có thể là những hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có xác suất lớn, những người đang làm công việc trấn áp biểu tình cũng là con cháu của những chiến binh đã anh dũng chống trả các cuộc tấn công của binh lính Trung Quốc trong những năm 1979 đến 1989 dọc theo biên giới phía Bắc, với những trận đánh kinh hoàng, nhiều tổn thất. Có khi chính cha, ông họ đã nằm xuống hay mất đi một phần thân thể vì đạn vì mìn Trung Quốc.

Sự dằn vặt lương tâm trong họ chắc chắn phải có khi nhìn thấy hình ảnh người thân trên bàn thờ hoặc người thương binh ruột thịt ngay trong nhà mỗi ngày. Hơn thế nữa, lương tâm trong mỗi con người là thứ không bao giờ chịu chết hẳn dù cho người đó có cố tình bịt mắt, bẻ răng, hay chôn vùi lương tâm của mình cho khỏi bận lòng. Lương tâm có thể sống lại bất kỳ lúc nào trong bất kỳ con người chai đá nào nếu gặp những việc đánh động đúng tần số. Chính vì thế mà Chúa, Phật, và vô số các nhà hiền triết đều xác nhận một sự thật, đó là “đồ tể buông dao thành phật”.

Nếu đồng ý với nhận thức này, có lẽ những người yêu nước xuống đường trong các cuộc biểu tình tương lai cần nhạy bén nhận ra các chỉ dấu để phân biệt giữa những công an ác ôn và những công an đang bức xúc vì phải làm điều trái với lương tâm. Từ đó, không cần ai hướng dẫn tại hiện trường, đoàn người biểu tình tự động uyển chuyển cách ứng xử để chúng ta giảm thiểu tối đa sức trấn áp lên đoàn biểu tình. Một trong những hình ảnh đẹp đáng ghi nhớ trong các cuộc xuống đường tại Ai Cập là cảnh dân chúng biểu tình quì cầu nguyện vào đúng các giờ trong ngày theo qui định của Hồi Giáo; binh lính Ai Cập — những người được lệnh đối đầu với đoàn biểu tình — chọn thế đứng quay người lại trong những phút cầu nguyện đó để tỏ lòng kính trọng đối với những người biểu tình cùng tôn giáo với mình. Cách hành xử văn minh từ cả 2 phía đã từng bước dẫn đến sự bất lực và xụp đổ của chế độ độc tài. Tại Việt Nam, phải chăng tôn giáo chung của tất cả chúng ta là giòng máu yêu nước thiết tha ngay từ trong lòng mẹ, đã được hun đúc bởi 4000 năm chống chõi để sống còn của tổ tiên.

Tôi tin sẽ có ngày nhiều người công an hiện đang đối đầu với chúng tôi sẽ quay lại nhập dòng với dân tộc. Thâm sâu bên trong, họ vẫn là những con người.

Hơn thế nữa, họ vẫn là những con người… VIỆT NAM.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…