Con dao bạo động sắc cả hai cạnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hai tuần lễ vừa qua, vài biến động diễn ra tại Việt Nam dù ở quy mô nhỏ nhưng cũng cho thấy mức độ bức xúc trong xã hội càng ngày lớn và đang nhuốm màu bạo động. Điển hình là vụ cưỡng chế một khu đầm nuôi thủy sản ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Theo tin tức (ít là một chiều trên báo lề phải), lực lượng cưỡng chế với hơn 100 công an, bộ đội đã bị chống trả bằng vũ khí làm bốn công an và hai bộ đội bị thương.

Tiếp theo đó lại có tin đáng chú ý liên quan đến công an như vụ nổ bom sáng sớm ngày 7/1/2012 nơi nhà riêng của một đại tá công an, đang giữ chức giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào việc dùng chất nổ, vụ việc này được đánh giá là do nội bộ thanh toán lẫn nhau hoặc do mâu thuẫn quyền lợi giữa công an tỉnh và các đường giây buôn lậu biên giới của các cán bộ cao cấp. Trước đó ngày 6/1/2012 một thiếu tướng và một đại tá công an cũng “chết vì nước” trong khi đi tắm biển vào sáng sớm ở vùng Mũi Né, Phan Thiết. Suy luận của cư dân mạng cũng quy cái chết đầy nghi vấn này vào những tranh chấp phe đảng. Lý cớ đáng kể nhất là người chết đang nắm chức vụ cao trong ngành thanh tra Bộ Công An.

Tuy các tin tức nêu trên tuy cùng dính dấp tới bạo động nhưng lại thuộc 2 loại rõ ràng, loại 1 là sự đối chọi giữa người dân và những kẻ cầm quyền, và loại 2 là giữa những kẻ cầm quyền với nhau. Những hình thức cướp đoạt nhà đất trong những năm qua thường thuộc loại 1 nhưng đang tiến dần vào loại 2 trong thời gian gần đây.

Thật vậy, hệ thống cai trị bằng bạo lực và bất chấp pháp luật nay đang lãnh hệ quả của chính nó. Sau khi các thế hệ quan chức nắm quyền đầu tiên trong những thập niên trước đã cướp hết đất “công”, các thế hệ quan chức trong thập niên vừa qua đã cướp đoạt nhiều đất “bán công” như đất đai của công trường, của các tôn giáo, các cơ sở từ thiện…; và thế hệ quan chức nắm quyền hiện nay đang cướp càng lúc càng nhiều đất đai của tư nhân, kể cả tài sản của các cán bộ cấp thấp hơn và không cùng phe cánh với họ. Tóm tắt là khi cán bộ cướp gần hết những khu vực béo bở của dân thì bắt đầu cướp của nhau – bản chất mạnh được yếu thua của luật rừng đang hiện rõ.

Khi nghe tin nhà công an bị đánh chất nổ hay công an đi tắm biển chết đuối, một số dư luận quần chúng hân hoan vì “trời cao có mắt”. Sự bực tức có giảm đi phần nào vì cảm thấy kẻ ác cuối cùng rồi cũng sẽ bị quả báo. Nhưng cũng có người phản bác: chờ biết đến chừng nào công an, cán bộ ác ôn mới bị quả báo cho hết? Không lẽ người dân cứ ngậm miệng chấp nhận bị cướp rồi ngồi chờ… ngày chúng chết?

Cũng có người nhận xét rằng dù sao đi nữa thì những cuộc đấu đá trong nội bộ chế độ độc tài cũng đáng mừng vì “càng đánh nhau thì chúng càng đỡ đánh vào dân”. Điều này có thể đúng trong một thời gian ngắn. Nhưng “Dù cho phe nào thắng, người dân cũng chết!”. Nói cách khác, dù phe cánh nào chiếm ưu thế, nạn cướp nhà cướp đất của dân sẽ vẫn chỉ gia tăng chứ không giảm vì luôn có những thế hệ cán bộ mới lên cầm quyền. Đã bao nhiêu năm qua, sau các vụ đấu đá từ thượng tầng đến các địa phương quận huyện, xã ấp, số lượng những tên cướp ngày chỉ càng nhiều hơn lên và thay thế nhau cướp đoạt tài sản của dân cho vào túi riêng. Vì vậy, chỉ khi nào chấm dứt được hoàn toàn hệ thống cai trị bằng bạo lực và vô pháp luật hiện nay, sự bất công mới dừng lại.

Trở lại vụ việc tại Hải Phòng, cưỡng chế hay cưỡng chiếm đất đai của nông dân dù dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng thực sự đụng chạm đến quyền lợi máu thịt của người nông dân. Mảnh ruộng miếng vườn dù lớn dù nhỏ, chẳng những gắn liền đến quyền tư hữu mà còn là tài sản thiêng liêng gắn bó các thế hệ trong một gia đình Việt Nam. Năm đợt cải cách ruộng đất từ năm 1953 đến 1956 ở miền Bắc trước đây thực sự là những cuộc cưỡng đoạt đất đai để lại bao nhiêu oan nghiệt, máu và nước mắt. Sau năm 1975, những người cầm quyền cộng sản với quyền lực tuyệt đối trong tay trên cả nước, đã tha hồ cướp đoạt đất đai của người dân bằng đủ mọi cách, từ mượn không trả đến giải tỏa, trưng dụng, thu hồi với mức giá đền bù rẻ mạt. Ban đầu là lấy nhà đất của dân để phục vụ công ích. Nhưng khi mở cửa buôn bán với nước ngoài từ thập niên 1990 trở đi, những nhà đất nói trên và nhiều vùng chiếm đoạt mới được chia dần vào túi riêng của hết thế hệ cán bộ nắm quyền này đến thế hệ nắm quyền khác.

Hàng ngàn vụ khiếu kiện đất đai từ miền Nam ra tới miền Bắc, nhiều vụ kéo dài hàng hai chục năm vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Khi niềm tin vào thực tâm giải quyết của nhà nước đối với các oan khiên đã mất hoàn toàn nơi người dân, bạo động và xô xát đã xảy ra ở nhiều nơi trong suốt các năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên một gia đình nông dân đồng lòng chống lại những kẻ cầm quyền bằng vũ khí — nếu cứ tạm xem các dữ kiện chính trên báo Đảng là đúng.

Dĩ nhiên, tức nước thì vỡ bờ, hành động của ông Đoàn Văn Vươn khi bị dồn tới bước đường cùng cũng dễ hiểu, và là một chọn lựa không có cách nào khác trong hoàn cảnh của ông. Không ai có thể phê phán ông, vì không ai đã từng dầm mưa dãi nắng suốt mấy chục năm trên mảnh đất đó như ông Vươn và gia đình. Họ đã bỏ ra biết bao công sức tiền bạc để biến một vùng đất hoang vu thành cơ ngơi đến ngày sinh lợi, nay bỗng lại mất trắng về tay những kẻ nhân danh nhà nước. Cũng không ai cảm được đủ những nỗi cào xé trong lòng ông Vươn khi thấy cảnh vợ ông ra phân trần phải trái bị công an đánh đổ máu và con thơ của ông bị bắt đem đi — Một sự bạo hành và cướp đoạt trắng trợn không hơn không kém lại được sự hỗ trợ của tòa án, chính quyền, và đủ loại vũ trang địa phương.

Nhưng phản ứng của ông Vươn là một giải pháp tức thời vì quá bức xúc, nhưng xét cho cùng lại là một con đường bế tắc. Nếu xét về mặt lợi của con đường bạo động, và nếu nhìn theo mục tiêu đối phó với nhà nước độc tài thì cái lợi thấy ngay trước mắt là càng có nhiều vụ Tiên Lãng, những kẻ nắm chức quyền sẽ càng phải dòm trước ngó sau, phải dùng nhiều lực lượng công an hơn cho mỗi vụ cướp nhà chiếm đất. Một khi sức lực của chế độ bị chia ra nhiều nơi, tất nhiên sức trấn áp của kẻ cầm quyền lên đại khối người dân nói chung cũng giảm bớt đi phần nào. Tiến trình cướp bóc của dân sẽ chậm hơn.

Về mặt hại của con đường bạo động – nếu có thể gọi như thế – cũng dễ thấy. Khi quá nóng giận và bước vào con đường bạo động, người dân trong cuộc sẽ nhanh chóng nhận ra không mấy ai có vũ khí gì đáng kể, ngay cả loại vũ khí cá nhân thô sơ như của ông Vươn. Đại đa số các gia đình nạn nhân chỉ có nắm tay, gậy gộc, hay cùng lắm là dao phay, giáo mác. Những vũ khí đó không đủ cho người dân tự vệ chứ chưa nói gì đến đẩy lùi được công an. Tệ hơn nữa, nó cung cấp lý cớ cho bạo quyền dùng các phương tiện hung bạo hơn nữa để trấn áp. Vì vậy, ngay cả trong những giây phút uất ức, chúng ta rất cần nhắc nhau để đừng rơi vào loại đấu trường mà bạo quyền có ưu thế tuyệt đối về vũ khí.

Nhưng không phải vì thế mà người dân tay không phải chịu bó tay. Nhiều dân tộc đã thử và đã trả giá đắt cho con đường bạo động bế tắc mà chúng ta đang thấy. Sau đó họ thành công khi dồn toàn lực vào con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động, con đường dẫn tới loại đấu trường mà số đông quần chúng tay không vẫn có khả năng làm tê liệt những nhà nước độc tài với súng ống còn đầy đủ trong tay. Thí dụ gần nhất và mới nhất là Tunisia, Ai Cập, và Miến Điện.

***

Một nhận xét sau cùng, tại Tiên Lãng, khi chỉ tranh chấp chưa đến 20 hécta đầm ven biển với chính người dân của mình, nhà nước huy động hàng trăm công an, bộ đội với đủ loại súng ống hùng hổ xông vào như một cuộc hành quân. Trong lúc đó, tổ quốc mất hàng ngàn cây số vuông biển đảo, đất liền dọc biên giới và hàng mấy trăm ngư dân bị cướp bóc, tống tiền, đánh đập, thậm chí bị giết chết bởi tay hải quân Trung Quốc thì vẫn không thấy bóng dáng một “chiến sĩ” công an hay quân đội nào!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.