Cộng đồng người Việt tại Đức vận động cho nhân quyền Việt Nam và hoãn phê chuẩn EVFTA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Berlin – Đức Quốc – Ngày 26 tháng Mười Một, 2019, Nhóm vận động cho nhân quyền Việt Nam và NO-EVFTA tại Đức đã có cuộc gặp gỡ các dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức và Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tại thủ đô Berlin để vận động cho nhân quyền Việt Nam và trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chữ ký.

Nhóm vận động gồm ông Nguyễn Thế Bảo, thuộc Hội Người Việt Tị Nạn CS tại Nürnberg; Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức; Luật Sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội Anh Em Dân Chủ và ông Đinh Văn Thiệu, thành viên của Nhóm NO-EVFTA.

Đầu tiên, Nhóm vận động có cuộc gặp với Dân Biểu Gabriela Heinrich thuộc Đảng SPD, sau đó là cuộc gặp với Dân Biểu Margarete Bause thuộc Đảng Xanh. Cuối cùng là cuộc gặp với Đại diện của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới tại CHLB Đức.

Trong cả ba cuộc gặp, Nhóm vận động đã trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là tháng Mười Một năm 2019, khi mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra xét xử và kết án một cách vô lý và bất công với các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, Luật Sư Trần Vũ Hải,… Và mới nhất là vụ bắt giữ nhà báo độc lập TS Phạm Chí Dũng,…

Nhóm vận động đề nghị các dân biểu vận động Quốc Hội và chính phủ CHLB Đức quan tâm và gây áp lực hơn nữa lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, trong đó có việc thả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, tù chính trị.

Sau khi trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chữ ký đến hai bà dân biểu, Nhóm đề nghị hai bà vận động các dân biểu của hai đảng SPD và Đảng Xanh trong Nghị viện Châu Âu không ủng hộ việc thông qua EVFTA (Hiệp Định Thương Mại EU-Việt Nam) cho đến khi tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện và có thể kiểm chứng được.

Từ trái sang: Ông Đinh Văn Thiệu, ông Nguyễn Thế Bảo, bà Margarete Bause, Dân Diểu Liên Bang thuộc Đảng Xanh, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, LS Nguyễn Văn Đài.
Từ trái sang: Ông Đinh Văn Thiệu, ông Nguyễn Thế Bảo, bà Margarete Bause, Dân Diểu Liên Bang thuộc Đảng Xanh, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, LS Nguyễn Văn Đài.

Dân Biểu Gabriela Heinrich đã bày tỏ sự bất bình với những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN. Bà nói sẽ đưa hồ sơ vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam ra để Quốc Hội CHLB Đức theo dõi. Dân Biểu Heinrich cho rằng việc nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt làm cho chính giới Đức lo ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam.

Dân Biểu Heinrich cho rằng việc thông qua EVFTA phải dựa trên các chuẩn mực về nhân quyền theo các khuyến nghị của UPR (Universal Periodic Review – Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát) và chuẩn mực chung của Liên Hiệp Quốc.

Dân Biểu Heinrich đồng ý rằng cần phải có áp lực cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA và có những biện pháp chế tài hay trừng phạt sau khi EVFTA có hiệu lực mà phía Việt Nam không thực thi đúng các cam kết, nhất là về mặt nhân quyền và các công ước quốc tế về lao động của ILO (International Labour Organization -Tổ chức Lao Động Quốc Tế).

Dân Biểu Margrarete Bause đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động công đoàn và môi trường Hoàng Đức Bình theo Chương trình Dân biểu bảo trợ Dân biểu của Quốc Hội CHLB Đức. Bà Bause đã viết thư cho Đại Sứ CSVN tại Đức hỏi về tình hình của Hoàng Đức Bình và bà đã yêu cầu được tới Việt Nam thăm Hoàng Đức Bình trong tù. Bà đã nhận được phản hồi của Đại Sứ Việt Nam tại Đức nói là sức khỏe và mọi vấn đề của anh Hoàng Đức Bình đều ổn, còn việc Dân Biểu Bause muốn tới nhà tù ở Việt Nam thăm Hoàng Đức Bình thì phía Việt Nam sẽ xem xét.

Từ trái sang: Ông Đinh Văn Thiệu, ông Nguyễn Thế Bảo, bà Margarete Bause, Dân Diểu Liên Bang thuộc Đảng Xanh, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, LS Nguyễn Văn Đài.
Từ trái sang: Ông Đinh Văn Thiệu, ông Nguyễn Thế Bảo, bà Margarete Bause, Dân Diểu Liên Bang thuộc Đảng Xanh, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, LS Nguyễn Văn Đài.

Trường hợp nhà báo độc lập TS Phạm Chí Dũng bị bắt đã làm cho sự lo âu về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam càng tăng lên. Hội Đồng Nhân Quyền gồm người từ Bộ Ngoại Giao và các Nghị Sĩ Quốc Hội CHLB Đức thường nhóm họp vào chiều thứ tư trong tuần. Bà Dân Biểu Margrarete Bause nói sẽ đưa vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong thời gian gần đây ra để thảo luận. Đó là buổi họp nội bộ, người ngoài chỉ có thể dự thính và phải có một dân biểu bảo trợ. Người Việt tại CHLB Đức muốn tham dự thì bà sẽ giúp đỡ.

Dân Biểu Bause cũng đồng ý rằng việc gây áp lực trước và sau khi thông qua Hiệp Định Thương Mại EU-Việt Nam EVFTA có tác dụng đòn bẩy giúp cải thiện nhân quyền và thúc đẩy các nghiệp đoàn độc lập phát triển tại Việt Nam. Bà yêu cầu hồ sơ của các tù nhân chính trị như Lê Đình Lượng, Châu Văn Khảm, Phạm Chí Dũng,… nên được bổ túc rồi gửi cho bà, bà sẽ chuyển các hồ sơ này đến bà Kofler, Ủy Viên Nhân Quyền thuộc Bộ Ngoại Giao, và đến Sứ Quán Đức tại Việt Nam để tiếp tục theo dõi.

Phái đoàn gặp gỡ cô Anne Renzenbrik, đại diện của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tại Đức.
Phái đoàn gặp gỡ cô Anne Renzenbrik, đại diện của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tại Đức.

Trong cuộc gặp với Đại diện của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) là cô Anne Renzenbrik, cô cho biết vụ bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng đã được RSF loan tải trên toàn cầu. Và Tổ chức này đã ra một thông cáo báo chí.
Cô Anne Renzenbrik đã nhận các tài liệu về EVFTA và danh sách các tù nhân lương tâm để chuyển về Văn phòng chính tại Paris để phối hợp đấu tranh và vận động.

Cuộc gặp với hai Dân Biểu Gabriela Heinrich và Margarete Bause, cùng cô Anne Renzenbrik, đại diện RSF đã diễn ra trong bầu không khí thân tình và cởi mở.

Chân Trời Mới Media

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.