CSVN bắt giam chị Phạm Thị Phượng và quy chụp Đảng Vì Dân tổ chức khủng bố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng Vì Dân

Thông báo số 27 – Ngày 28.04.2010

v/v: CSVN bắt giam chị Phạm thị Phượng và quy chụp Đảng Vì Dân tổ chức khủng bố

Houston, TX – VPLL/ĐVDVN – Vào ngày 28/4/2010, các cơ quan truyền thông, báo chí ở Việt Nam đồng loạt đưa tin về sự kiện chị Phạm thị Phượng (SN 1945) bị bắt, và quy chụp Đảng Vì Dân âm mưu tổ chức khủng bố trong dịp lễ 30/4 của nhà cầm quyền.

VPLL Đảng Vì Dân khẳng định rằng:

1. Chủ trương của Đảng Vì Dân là đấu tranh quyết liệt để tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bằng cách áp lực đảng CSVN phải chấp nhận tổ chức một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do để sớm chấm dứt các hiểm họa của quốc gia, dân tộc. Tất cả nỗ lực Đảng Vì Dân đã, đang và sẽ thực hiện điều nhằm mục đích cứu nguy đất nước khỏi họa xâm lăng, và nạn độc tài, tham ô, bất công.

2. Mục tiêu trước mắt của Đảng Vì Dân là ngăn chận kế hoạch khai thác bô-xít của Trung Cộng ở Tây Nguyên, và cảnh cáo những cơ sở kinh tế đang bóc lột dã man sức lao động của dân nghèo lao động. Đảng Vì Dân phủ nhận và lên án nhà cầm quyền CSVN về việc bịa đặt rằng Đảng Vì Dân dự tính “gây nổ ở nhiều địa điểm công cộng như nhà ga, bến tàu, bệnh viện, trường học…” để giết hại đồng bào vô tội.

3. Đảng Vì Dân tuyệt đối KHÔNG chủ trương trả thù báo oán, hay gây áp lực chính trị bằng cách tổ chức khủng bố nhằm gây thiệt hại nhân mạng cho đồng bào, kể cả cán bộ, công an hay bộ đội CSVN. Những sự quy chụp vừa qua là vô căn cứ với mục đích phá hoại uy tín của Đảng Vì Dân ở trong nước.

4. Đảng Vì Dân hoàn toàn không có liên hệ về mặt tổ chức hay phối hợp công tác quốc nội với những cá nhân hay tổ chức bạn bị gán ghép trong vụ án này như Lm. Nguyễn Hữu Lễ (PTQDĐTTS), ông Trần Quốc Bảo (TCPHVN), ông Đỗ Thành Công (ĐDCND), và ông Nguyễn Hữu Chánh (ĐDTVN).

5. Đảng Vì Dân lên án mọi hình thức sử dụng nhục hình và ép cung của cơ quan điều tra an ninh CSVN đối với chị Phạm Thị Phượng và các thành viên của Đảng Vì Dân đang bị giam giữ.

VPLL Đảng Vì Dân sẽ theo dõi vụ án và tiếp tục trình bày về nội vụ cùng các cơ quan truyền thông, báo chí, đoàn thể bạn và đồng bào khi thuận tiện.

Chúng tôi đề nghị BBT các tờ báo ở trong nước hãy cố gắng giữ sự trung thực và khách quan trong việc phổ biến thông tin, để gìn giữ uy tín và liêm sĩ của người cầm bút.

Đảng Vì Dân kêu gọi sự cảm thông và yểm trợ tinh thần của những người Việt Nam đang quan tâm sâu xa đến thảm trạng của quốc gia, dân tộc.

Kính chào đoàn kết và quyết thắng!

TM. VPLL/ĐVDVN
Nguyễn Công Bằng
TTK/ĐVDVN

Xem nội dung trên mạng: www.dangvidan.net

Hai vợ chồng người tỵ nạn Việt Nam bị mất tích ở Thái Lan

Thanh Quang, phóng viên RFA

2010-04-22

Cách đây khoảng một tuần, vợ chồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, được Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận, bị bắt cóc ngay tại thủ đô Bangkok.

Câu hỏi được nêu lên là ai đã thực hiện hành động này. Và giới chức liên hệ cần có phản ứng ra sao để ngăn chận những hành động như vậy tái diễn ở xứ Chùa Vàng – cũng như đã từng diễn ra ở xứ Chùa Tháp. Mời quý vị theo dõi bài tường thuật từ Bangkok của Thanh Quang như sau:

Mật viên Việt Nam bắt cóc

Theo lời kể của người con trai tên Phạm Bá Tâm sau khi nhận được cú điện thoại thoáng qua của mẹ em, thì ba mẹ của em, là ông Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, bị một nhóm mật viên Việt Nam sang tận Thái Lan để thực hiện hành động bắt cóc này.

Em Phạm Bá Tâm cho biết:

Phạm Bá Tâm: “Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 15 tháng Tư vừa rồi, ba mẹ nói là ra ngoài để mua đồ cho gia đình cũng như thường lệ. Đến chiều tối không thấy ba mẹ về, em nghĩ vấn đề có thể là do kẹt xe hay vấn đề gì đó của Thái Lan. Nhưng rồi đến khuya cũng không thấy ba mẹ về, em đã cố liên lạc với Cao Ủy Ty Nạn. Đến chiều tối ngày 16, lúc khoảng 7 giờ rưỡi tối, em nhận được cú điện thoại từ mẹ, cho biết rằng ba mẹ bị cảnh sát Việt Nam bắt. Cú điện thoại này của mẹ thình lình bị cắt. Em đã liên lạc nhiều nơi, với thiếu tá Mark, với phía Cao ủy Tỵ nạn nhằm giúp tìm kiếm ba mẹ.

Sau một thời gian, đến ngày hôm qua thứ Tư ngày 21/04, lúc 10 giờ rưỡi sáng, thì em nhận được cú điện thoại của chú ruột em từ Việt Nam, thông báo rằng ba mẹ bị cầm tù tại Sài Gòn, tại cơ quan công an điều tra. Bây giờ bên phía gia đình không thể gặp mặt ba mẹ được. Và những người thân đều bị bắt”.

Theo lệnh triệu tập khẩn của Cục An ninh Đảng bộ TPHCM mà chúng tôi nhận được, thì – nguyên văn: “Việt Nam yêu cầu tên Phạm Thị Phượng buộc phải trở về Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp chính phủ CHXHCN Việt Nam”. Vẫn theo nguyên văn của văn bản này, thì “bà không thể nào đủ sức để dựa vào cao ủy liên hợp quốc tại Thái Lan khi bà vẫn mang trọng án cao nhất của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam”. Lệnh triệu tập này cảnh báo rằng nếu bà Phạm Thị Phượng không tự nguyện trở về Việt Nam thì – nguyên văn – “ Đội an ninh mật đóng tại Thái Lan sẽ thi hành công lệnh không phải thông qua cao ủy liên hợp quốc… kể cả chồng bà và 6 đứa con”.

Trước tình cảnh như vậy, 6 người con của hai người tỵ nạn Việt Nam vừa nói rất khủng hoảng, như em Phạm Bá Tâm cho biết:

Phạm Bá Tâm:“Cháu và các em tất cả 6 người vẫn đang chờ đợi vì chưa biết rằng sẽ đi về đâu. Phía chính quyền Mỹ hay Cao ủy Tỵ nạn sẽ giúp đỡ, bảo vệ cho anh em cháu thoát khỏi sự đe dọa, theo dõi, bắt bớ đưa anh em chúng cháu về Việt Nam. Anh em cháu hiện rất sợ. Đây là một sư đe dọa rất nặng nề, làm tụi cháu bị khủng hoảng”.

Chúng tôi đã tiếp xúc với con trai của ông, bà Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng là em Phạm Bá Tâm như vừa nói để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh khó khăn, nếu không muốn nói là nguy hiểm, của gia đình họ, như quý vị nghe sau đây:

Thanh Quang: Ba mẹ và 6 anh em cháu qua Thái Lan hồi nào?

Phạm Bá Tâm: Tháng 10 năm 2002.

Thanh Quang: Gia đình cháu qua đây thì nói chung triển vọng được định cư ở Mỹ ra sao?

Phạm Bá Tâm: Khi gia đình cháu rời khỏi Việt Nam với mục tiêu là chạy trốn khỏi chế độ cộng sản, thì khi tới đây, mới đầu, chưa có mục tiêu là vào Liên Hiệp Quốc hay tới đâu, mà chỉ mong chạy khỏi đất nước thôi. Bởi vì ba mẹ đã bị tù đày, giam cầm tại đất nước cộng sản Việt Nam.

Thanh Quang: Tù đày như vậy thì riêng mẹ cháu đã bị Việt Nam nhốt bao lâu?

Phạm Bá Tâm: Mẹ cháu vì trước kia là mật viên của Mỹ và làm cho Việt Nam cộng hòa, nên sau 30 tháng Tư năm 1975, mẹ bị bắt giam hết 4 năm tại Mật khu 5 của chế độ cộng sản. Và mẹ được thả ra vào cuối năm 1979. Còn ba cháu là lính không quân Việt Nam cộng hòa. Sau khi cộng sản vào chiếm Miền Nam thì họ bắt cả gia đình đi vùng kinh tế mới tại nông trường Thọ Vực.

Thanh Quang: Trước khi ba mẹ cháu bị bắt cách nay mấy hôm, triển vọng định cư của gia đình cháu đã tới đâu rồi?

Phạm Bá Tâm: Vấn đề định cư của gia đình cháu thật không may mắn, mất rất nhiều thời gian. Có rất nhiều điều đã xảy ra không tốt cho gia đình. Và gia đình cháu vẫn trong giai đoạn chờ đợi bên Cao ủy Tỵ nạn giúp đỡ, tìm một nước để đi định cư.

Thanh Quang: Ngay bây giờ, phản ứng của Cao ủy Tỵ nạn ra sao?

Phạm Bá Tâm: Ngay khi được tin ba mẹ bị bắt, thì Cao ủy nói là tìm mọi cách để giúp đỡ cho gia đình. Hiện chưa thấy họ giúp đỡ bằng cách nào, chỉ biết là họ đang làm việc để giúp cho gia đình cháu thôi.

Vi phạm luật pháp quốc tế

Một cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, thiếu tá hồi hưu Mark A. Smith đang có mặt tại Bangkok, quen biết nhiều với bà Phạm Thị Phượng khi bà được huấn luyện làm nhân viên tình báo Mỹ hồi năm 1969 và rồi phục vụ cho chương trình đặc biệt do Thiếu tá Mark đánh giá. Thiếu tá Mark nhận xét trường hợp vợ chồng hai người tỵ nạn này như sau:

Major Mark: “Đây là vấn đề mang tính cách quốc tế. Nếu những người từ Việt Nam tới đây, tôi không cần biết họ lo lót cho cảnh sát Thái như thế nào, nhưng họ tự tiện bắt người đưa ra khỏi Thái Lan, trong khi xứ Thái là một nước dân chủ, pháp trị. Ngay tại Thái Lan, họ phải ra tòa, giải thích với tòa án Thái Lan lý do tại sao những người mà họ bắt cần đưa trở lại Việt Nam, vì đã là tôi phạm, hay gì gì đó. Đằng này mật viên Việt Nam tự tiện bắt người và chớp nhoáng đưa trở lại Saigon. Điều này có nghĩa là họ vi phạm thỏa thuận ASEAN, thỏa ước quốc tế, vi phạm quy chế của LHQ bảo vệ người tỵ nạn như trường hợp hai vợ chồng ônng Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, và cả luật lệ của Vương Quốc Thái.

Do đó, câu hỏi trong thời điểm này là tất cả những chính phủ liên hệ phải phản ứng như thế nào trước việc Việt Nam cho mật viên tự tiện đến Thái Lan để bắt cóc người theo ý họ. Nếu có sự nhúng tay nào đó của người Thái – như cảnh sát Thái – cũng rất có thể, nhưng hành động vừa rồi của Hà Nội là bất hợp pháp. Và chuyện 2 vợ chồng tỵ nạn Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng đang ở Sài Gòn hiện giờ chỉ có mật vụ Việt Nam là câu trả lời cho sự việc liên quan hành động họ đến đây, tiếp xúc với ai để rồi bắt người và chuyển ra khỏi Vương Quốc Thái trong thời gian rất ngắn. Nên đây không phải chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền, mà đây còn là vấn đề vi phạm đến an ninh quốc gia của Vương Quốc Thái, và cũng có liên hệ đến an ninh quốc gia của cả Hoa Kỳ.”

Và Thiếu tá Mark Smith nhân tiện bày tỏ sự mong mõi như sau:

Major Mark: “ Do đó, tôi tin tưởng, hy vọng và cầu mong Việt Nam thả hai vợ chồng anh Phạm Bá Tân để họ được đoàn tụ với 6 người con của họ, sau cùng rồi, tại Hoa Kỳ. Và chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp, chính sách Mỹ đòi hỏi Washington phải hành động để giúp đỡ gia đình này. Và đó là điều dĩ nhiên.”

Vụ bắt cóc người Việt Nam tỵ nạn vừa nói tại xứ Chùa Vàng khiến người ta liên tưởng đến những vụ mật viên Việt Nam bắt cóc người tỵ nạn ở xứ Chùa Tháp, mà cụ thể là trường hợp của Thầy Thích Trí Lực hiện định cư tại Âu Châu. Thầy Thích Trí Lực kể lại như sau:

Thầy Thích Trí Lực: “Dạ trong thời gian tôi qua và gởi đơn xin tỵ nạn tại Cao ủy Tỵ nạn ở Phnom Penh vào năm 2002, chúng tôi là người Kinh, không được ở trong trại tỵ nạn, cho nên phải thuê nhà ở ngoài. Điều cần phải biết là sau khi bộ đội Miền Bắc rút khỏi Campuchia, họ đã cài lại rất nhiều tình báo, núp dưới hình thức thương gia, kết hôn với người bản xứ hay hoạt động cho tình báo Việt Nam. Tôi là môt nạn nhân của chế độ CS Việt Nam. Tôi còn nhớ vào ngày 25 tháng 7 năm 2002, lúc chạng vạn, tôi ra chợ Ô-Xây ở đường 185 để mua đồ dùng. Khi quay người lại thì một số người lạ mặt chận sau lưng tôi và vài ba người tấn công tôi, đẩy tôi lên một chiếc xe đậu sẵn bên lề đường. Họ đánh đập tôi trên xe, rút trong túi tôi thẻ tỵ nạn do LHQ cấp cho tôi ngày 28 tháng 6 năm 2002. Xe chạy một quãng, rồi vào một cơ quan mà dưới ánh đèn điện, tôi thấy rõ có chữ “cảnh sát quốc tế”.

Rồi họ chuyển tôi sang một chiếc ô-tô nhỏ đậu gần đó, mang biển số Khmer 2475. Họ ghé vào một đồn công an Campuchia gần bùng binh cầu Sài Gòn, nhốt tôi một đêm ở đó. Sáng hôm sau, ngày 26 tháng 7 năm 2002, họ chở tôi hướng về cửa khẩu Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh, rồi chuyển giao cho Bộ Công an Việt Nam đã chờ sẵn tại biên giới. Sau đó họ đưa tôi vào trại giam B34 tọa lạc ở số 237 đường Nguyễn văn Cừ, quận 1, Sài Gòn. Họ giam giữ tôi 15 tháng trời, rất nghiêm ngặt. Bên ngoài, người thân, bạn bè không biết tôi còn sống hay đã chết.

Thanh Quang: Như vậy Thầy nhận xét như thế nào về hành động bắt cóc của mật viên Việt Nam tại xứ nguời ?

Thầy Thích Trí Lực: Nhà cầm quyền CS Việt Nam đã xem thường luật pháp quốc tế, đã ngang nhiên bắt cóc người tỵ nạn trên lãnh thổ láng giềng. Cơ quan tình báo mật vụ của Việt Nam đã tung hoành ngang dọc. Họ chẳng coi luật pháp quốc tế ra gì cả.

Vừa rồi là thầy Thích Trí Lực từ Âu Châu. Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.