CSVN Khó Mà Hội Nhập Với Thế Giới Văn Minh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 8.9 kb

Nếu không đọc báo nước ngoài thì người ta có thể nghĩ chuyện này là chuyện tiếu lâm để chọc cười thiên hạ, hay là chuyện mà công an gọi là chuyện “phản động” để diễu cợt chế độ CSVN. Dĩ nhiên là báo chí của đảng đều câm như hến. Nhưng chuyện đã thực sự xảy ra trên chuyến bay Hà Nội-Sài Gòn hôm thứ sáu 13/06/2008 vừa qua khi ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Karel De Gucht cùng ông Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền Vương Quốc Bỉ và phái đoàn đã bị đuổi từ hạng nhất xuống hạng bét để nhường chỗ cho các quan chức trung ương đảng CSVN vô Sài Gòn đưa đám Sáu Dân. Theo tin tức từ phía Bỉ thì Ông Bộ Trưởng và phái đoàn tùy tùng đã đặt mua vé vá trả tiền trước trên chuyến bay này. Không biết nhân viên phi hành của Việt Nam Airlines đã nói với những người khách quý như thế nào mà ông Bộ Trưởng và toàn bộ phái đoàn đã mỉm cười xuống ngồi ở hạng dưới.

Thực chất sự việc không đơn giản và đáng lẽ cũng không thể diễn tiến đơn giản như đã xảy ra. Ở các nước văn minh, thì khi đã mua vé và giữ chỗ ngồi thì trong suốt chuyến bay, chỗ đó là thuộc quyền sở hữu của hành khách đã mua. Nếu có nhu cầu đổi chỗ, hãng hàng không thường đề nghị đổi lên hạng trên và hành khách cũng có quyền từ chối và hãng hàng không phải chiều theo ý hành khách. Đó là trường hợp những hành khách bình thường. Trường hợp ông Karel De Gucht là một vị quốc khách thì thật là điều không thể hiểu nổi.

JPEG - 12.7 kb

Nếu tổng giám đốc và những cán bộ lãnh đạo VN Airlines cũng như đảng và Nhà Nước đọc báo thì cũng biết là chiều hôm trước, tại trụ sở chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng đã “tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương quốc Bỉ Karel De Gucht đang ở thăm chính thức nước ta”. Dịp này, vẫn theo báo đảng thì Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Việt Nam mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác sâu rộng với Vương quốc Bỉ trên tất cả các lĩnh vực vì lợi ích và sự phát triển chung của mỗi nước”. Dũng lại còn “bày tỏ mong muốn, với vai trò trong Liên minh châu Âu, Vương quốc Bỉ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong quá trình thúc đẩy đàm phán và đi tới ký kết Hiệp định hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”. Cũng nên biết là mới đây, EU đã quyết định cắt bỏ hàng dầy da của Việt Nam ra khỏi danh sách các mặt hàng được hưởng quy chế ưu đãi đặc biệt (GSP) và như thế, hàng hóa do Việt Nam xuất sang các nước trong khối EU sẽ chịu thuế suất cao và phải cạnh tranh với các quốc gia trong khối cũng như các quốc gia xuất khẩu khác. Để tháo gỡ trở ngại này, hiện CSVN đang ráo riết mở các cuộc vận động với các quốc gia EU. Mặt khác trước tình trạng lạm phát trên 25%, thị trường chứng khoán sụp đổ, CSVN đang nỗ lực tung ra nhiều phái đoàn đi trấn an và kêu gọi tiếp tục đầu tư… Nói cách khác, đây là lúc CSVN đang dồn hết nỗ lực trên mặt trận ngoại giao.

Ấy thế mà trong lúc các ông cán bộ chóp bu phải mò tới từng nước ở châu Âu, châu Mỹ năn nỉ thì đối với một ông bộ trưởng ngoại giao của nước có trụ sở EU, có tiếng nói trong EU, đang tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á tại thủ đô Kuala Lumpur, Malasia cùng với Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh của CSVN…, đang ở ngay Hà Nội, lại bị xỉ nhục một cách thậm tệ. Phải chăng, đây là một đòn chơi nhau giữa đám giáo điều thân Trung Cộng và đám cải cách muốn gần Tây Phương. Có người đặt câu hỏi, nếu thay vì ông bộ trưởng ngoại giao Bỉ mà là một quan chức của thiên triều Bắc Kinh thì liệu CSVN có dám hỗn hào đến như thế không?

JPEG - 15.3 kb

Tờ báo điện tử ViệtNamNet bản tiếng Anh đã thuật lại cam kết của Nguyễn Tấn Dũng với ông bộ trưởng Karel De Gucht là sẽ bảo đảm những điều kiện tối hảo cho các doanh nhân người Bỉ khi họ tới làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Ông cũng nhắc là mối bang giao giữa Việt Nam và Bỉ đã có từ năm 1973 và trong năm 2007vừa qua, thương mại hai chiều đã lên đến 1 tỷ đô la Mỹ. Những lời nói tốt lành của người đứng đầu chính phủ CSVN đã được chứng minh bằng hành động vô lễ, vi phạm mọi nguyên tắc ngoại giao của một bộ phận trong chính guồng máy cai trị CSVN. Không biết trong đám trung ương đảng CSVN có Tổng Bí Thư hay Chủ Tịch Nước hay không. Nếu có thì coi như cũng còn có thể hiểu được phần nào. Nhưng dù có thì cũng còn 2 ghế trống, những người lãnh đạo cao nhất cũng nên trọng khách mà mời ông bộ trưởng ngoại giao nước ngoài cùng ngồi. Nhưng hình như không có Nông cũng chẳng có Triết.

Thái độ của khách thật là ngoại giao và văn minh. Ông Đại Sứ Bỉ tại Việt Nam đã phản đối và đòi phải được sử dụng 2 ghế do Bộ Ngoại Giao Bỉ đã trả tiền. Nhưng ông bộ trưởng đã không lên ngồi chung với đám trung ương CSVN. Hãng tin Belga cho biết, về phần các thành viên trong phái đoàn Bỉ, họ thấy ngộ nghĩnh về “sự cố” này. Một thành viên nói “Chuyện này xảy ra cũng hay, để cho ông bộ trưởng nắm được cái hoàn cảnh của chúng tôi khi làm ăn tại Việt Nam”. Một người khác thì cho rằng tình huống này bộc lộ tâm trạng của một xứ sở dù rằng đã được cởi mở về kinh tế, nhưng vẫn không thoát được nanh vuốt của cộng sản. Đúng ông này là người nước ngoài vì ông không biết câu “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…