CSVN ‘né’ tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm lãnh đạo Giáo Hội PGVNTN

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (bìa trái) tại Tổ Đình Từ Đàm, Huế. Ngài vừa được suy tôn làm lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với vai trò chánh thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Ảnh: Facebook Phước Châu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các báo nhà nước ở Việt Nam giữ im lặng trước tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, 79 tuổi, trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), tính đến chiều 4 Tháng Chín.

Từ một ngày trước, các báo đài hải ngoại đưa tin Hội Đồng Trưởng Lão của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được suy tôn làm lãnh đạo cao nhất của giáo hội này, với vai trò chánh thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là cựu giáo sư của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, và là nhà văn, nhà thơ, dịch giả cũng như là nhân vật bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền CSVN.

Theo công bố hồi đầu Tháng Chín, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cho biết việc này được thực hiện theo di nguyện của cố Tăng Thống Thích Quảng Độ, người viên tịch vào ngày 22 Tháng Hai, 2020.

Hồi năm 2018, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã ra quyết định giải thể Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Buổi lễ trao truyền di chúc, ấn tín, và khai ấn được cử hành lặng lẽ hôm 22 Tháng Tám tại chùa Từ Hiếu ở Sài Gòn, vẫn theo công bố.

Liên quan sự kiện này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại Học New South Wales, Úc Châu, bình luận trên trang cá nhân.

“Những lùm xùm gần đây liên quan đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam của nhà nước, không có chữ ‘Thống Nhất,’ làm người ta tiếc nuối thời vàng son của Phật Giáo trước 1975. Những lãnh đạo lừng danh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh.”

Cũng theo ông Tuấn, giáo hội này là tổ chức tồn tại từ 1964 ở miền Nam, từng được xem là “thân cách mạng,” nhưng sau 1975 thì trở thành “cái gai trong con mắt của nhà cầm quyền.”

“Thầy Thích Tuệ Sỹ nhắc lại rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ‘không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của xu hướng chính trị và cũng không hoạt động theo bất kỳ ý thức hệ nào’,” Giáo Sư Tuấn viết thêm.

Cách đây 34 năm, ngày 30 Tháng Chín, 1988, trong phiên tòa xét xử cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân,” Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và Hòa Thượng Thích Trí Siêu bị tuyên án tử hình. Tuy vậy, nhờ áp lực quốc tế, đến năm 1998, hai ông được trả tự do nhưng sau đó bị quản chế tại chùa.

N.H.K

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.