Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Ảnh: Feng Li/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 1 tháng Mười năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049.

Mặc dù về mặt kỹ thuật không có giới hạn thời gian đối với một chế độ độc tài, nhưng ĐCSTQ đang đến gần với giới hạn tuổi thọ dành cho chế độ độc đảng. Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico từng nắm giữ quyền lực trong 71 năm (1929-2000); Đảng Cộng Sản Liên Xô cầm quyền trong 74 năm (1917-1991); và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan nắm quyền trong 73 năm (từ 1927 đến 1949 ở đại lục và từ 1949 đến 2000 tại Đài Loan). Chế độ Bắc Triều Tiên, một triều đại gia đình trị kiểu Stalinist đã cai trị 71 năm, hiện là đối thủ cạnh tranh đương thời của ĐCSTQ.

Nhưng các mẫu hình lịch sử không phải là lý do duy nhất khiến ĐCSTQ phải lo lắng. Các điều kiện cho phép chế độ phục hồi sau các thảm họa tự gây ra của chủ nghĩa Mao và trở nên thịnh vượng trong bốn thập niên qua phần lớn đã được thay thế bởi một môi trường ít thuận lợi hơn – và một số khía cạnh đã trở nên nhiều thù địch hơn.

Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại lâu dài của Đảng nằm ở cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra với Mỹ. Trong phần lớn thời kỳ hậu Mao, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã giấu mình trên trường quốc tế, cố gắng tránh xung đột trong khi xây dựng sức mạnh trong nước. Nhưng đến năm 2010, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, theo đuổi chính sách đối ngoại ngày càng phô trương cơ bắp. Điều này đã làm bất an Hoa Kỳ, nước đã bắt đầu dần dần chuyển từ chính sách can dự sang chính sách đối đầu vốn đã rõ ràng hiện nay.

Với khả năng quân sự, công nghệ, hiệu quả kinh tế vượt trội cùng mạng lưới liên minh (vẫn mạnh mẽ bất chấp sự lãnh đạo mang tính phá hoại của Tổng Thống Donald Trump), Mỹ có nhiều khả năng thắng thế trong cuộc chiến tranh lạnh Trung-Mỹ hơn so với Trung Quốc. Mặc dù chiến thắng của Mỹ có thể sẽ rất tốn kém, nhưng nhiều khả năng Mỹ sẽ định đoạt được số phận của ĐCSTQ.

ĐCSTQ cũng phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn. Cái gọi là phép màu của Trung Quốc được thúc đẩy bởi một lực lượng lao động lớn và trẻ, đô thị hóa nhanh chóng, đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tự do hóa thị trường và toàn cầu hóa – tất cả các yếu tố này đã suy giảm hoặc biến mất.

Những cải cách rốt ráo – đặc biệt là trong việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả và chấm dứt các chính sách thương mại tân trọng thương – có thể duy trì đà tăng trưởng. Nhưng, dù hô hào cải cách thị trường hơn nữa, nhưng ĐCSTQ miễn cưỡng thực hiện chúng, thay vào đó lại bám vào các chính sách có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước và gây hại cho các doanh nghiệp tư nhân. Do khu vực nhà nước đóng vai trò nền tảng kinh tế cho chế độ độc đảng, nên triển vọng các lãnh đạo ĐCSTQ sẽ đột nhiên ủng hộ cải cách kinh tế triệt để là mờ mịt.

Xu hướng chính trị trong nước cũng đáng lo ngại tương tự. Dưới thời ông Tập, ĐCSTQ đã từ bỏ chủ nghĩa thực dụng, sự linh hoạt về ý thức hệ và lãnh đạo tập thể vốn đã rất hiệu quả trong quá khứ. Với sự áp dụng chủ nghĩa tân Mao của Đảng – bao gồm tuân thủ nghiêm ngặt ý thức hệ, kỷ luật tổ chức cứng nhắc và chế độ cai trị một người dựa trên việc gieo rắc nỗi sợ hãi – rủi ro của những sai lầm chính sách thảm khốc đang gia tăng.

Chắc chắn là ĐCSTQ sẽ không chịu sụp đổ mà không nỗ lực đấu tranh chống lại điều đó. Khi sự kiểm soát quyền lực suy yếu dần, có lẽ Đảng sẽ cố gắng khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong số những người ủng hộ, đồng thời tăng cường đàn áp những người chống đối.

Nhưng chiến lược này không thể cứu vãn nổi chế độ độc đảng của Trung Quốc. Mặc dù chủ nghĩa dân tộc có thể tăng cường sự ủng hộ dành cho ĐCSTQ trong ngắn hạn, năng lượng của nó cuối cùng sẽ tiêu tan, đặc biệt là nếu Đảng không thể tiếp tục cải thiện mức sống cho người dân. Và một chế độ phụ thuộc vào cưỡng ép và bạo lực sẽ phải trả giá đắt vì hoạt động kinh tế sẽ bị kìm nén, sự kháng cự của người dân gia tăng, chi phí an ninh leo thang, đi kèm với sự cô lập quốc tế.

Đây không phải là bức tranh đáng phấn khởi mà ông Tập sẽ trình bày cho người dân Trung Quốc vào ngày 1 tháng Mười tới. Nhưng không có liều lượng dân tộc chủ nghĩa nào có thể thay đổi được thực tế rằng sự tan rã của chế độ ĐCSTQ hiện đang đến gần hơn bao giờ hết kể từ khi kết thúc thời đại của Mao.

Minxin Pei là giáo sư ngành quản trị chính quyền của Đại học Claremont McKenna và là tác giả cuốn China’s Crony Capitalism.

Nguyên bản Anh ngữ: The Coming Crisis of China’s One-Party Regime, Minxin Pei, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.