Cuộc tập kích ngoạn mục vào Đại sứ quán Trung Cộng

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc biểu tình trưa nay, 6 tháng Tám, 2019 hoàn toàn bất ngờ. Việc tổ chức bí mật tới mức, chỉ có những người tham gia mới được biết. Tôi nhận được một cuộc gọi qua mạng của một người bạn với nội dung “trưa nay em không về được, lý do sẽ nói sau”. Nghe xong, tôi cũng không hiểu điều bí mật ấy là gì. (Xin mời xem vide ở bên dưới)

Cho đến khi những hình ảnh đầu tiên về cuộc biểu tình được đưa lên thì những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước dạt dào cảm xúc. Thông tin về cuộc biểu tình được chia sẻ đến chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh có thể nói nhà cầm quyền đã thành công trong việc đàn áp biểu tình, bằng đủ mọi cách kể cả đánh đập, cầm tù. Họ đã gạt nhân dân ra khỏi những vấn đề trọng đại của đất nước bằng lời ngụy biện không thể chấp nhận: “Đã có đảng và nhà nước lo”. Từ những dân người vô cùng bức xúc trước mỗi hành động leo thang của Trung Cộng xâm phạm chủ quyền quốc gia, nay dù có được “bật đèn xanh”, họ cũng không nghĩ đến chuyện biểu tình nữa. Biểu tình làm gì, khi phía cầm quyền muốn lợi dụng thì để, không hợp ý họ thì đàn áp. Có ý kiến cho rằng giữ nước mà để cộng sản vẫn cưỡi lên đầu mình thì việc gì phải cố. Và dù nhà cầm quyền để cho biểu tình hay đàn áp, thì họ vẫn bị coi là phản động.

Tình hình Bãi Tư Chính căng thẳng suốt từ đầu tháng Bảy và ngày càng căng thẳng hơn. Báo chí trong nước im tiếng, người ta phải nghe ngóng thông tin từ truyền thông ngoài nước.

Từ khi Trung Cộng gây hấn ở bãi Tư Chính 2 tháng Bảy, 2019, không có một lời kêu gọi biểu tình nào. Không ai nhắc đến chuyện biểu tình và họ thống nhất mang hàm ý thách thức: “cứ để cho đảng và nhà nước lo”.

*

Vì vậy, cuộc biểu tình trưa nay tại đại sứ quán Trung Cộng là hoàn toàn bất ngờ. Một cuộc biểu tình nhỏ với khoảng 10 người tham gia trong vòng 20 phút, từ 11 giờ đến 11 giờ 20 mang rất nhiều ý nghĩa. Phải căm thù Trung Cộng lắm, phải lo lắng cho vận mệnh của Tổ Quốc lắm thì những người biểu tình mới tạo nên được một sự kiện như vậy.

Đây là cuộc biểu tình vô cùng hiếm hoi, diễn ra ngay trước cổng đại sứ quán Trung Cộng. Trong lịch sử biểu tình chống Trung Cộng, chỉ có 2 cuộc nổ ra trước đại sứ quán Trung Cộng tại Hà Nội là cuộc biểu tình ngày 9 tháng MƯời Hai, 2007 phản đối Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa và cuộc biểu tình ngày 11 tháng Năm, 2014 phản đối Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, với tất các cuộc biểu tình khác thì đại sứ quán Trung Cộng là một địa điểm cấm kỵ. Mỗi khi đoàn biểu tình đổ về 46 Hoàng Diệu đều bị chặn đứng bằng các hàng rào bằng sắt và bằng người.

Vậy mà hôm nay, ngay trước cổng đại sứ quán giặc, những biểu ngữ, những tiếng thét vẫn vang lên vọng vào bên trong cổng 46 Hoàng Diệu để cho những tên cướp nước nghe thấy:

– Đả đảo Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam

– Trung Quốc cút khỏi thềm lục địa Việt Nam

– Phản đối hữu hảo với giặc Tàu

– Yêu cầu Chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế.

Cuộc biểu tình chấm dứt sau khi có sự can thiệp của công an xuất hiện khá muộn nhưng không có đàn áp bắt bớ. Có vẻ như nhà cầm quyền đang muốn lợi dụng những cuộc biểu tình tự phát vào thời điểm này. Nhưng với những người biểu tình có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ tâm địa nhà cầm quyền cộng sản thì “đèn xanh” chẳng có nghĩa lý gì đối với họ.

Đây là cuộc biểu tình tuy ít người tham gia nhất nhưng bất ngờ nhất và nhiều ý nghĩa nhất. Việc ít người tham gia để đảm bảo yếu tố bí mật. Chỉ có bí mật mới có thể tấn công vào sào huyện của kẻ thù. Hy vọng rằng tới đây, sẽ có thêm những cuộc biểu tình được tổ chức theo kiểu này.

Thông minh, táo bạo và bí mật, bất ngờ đã làm nên cuộc biểu tình tuyệt vời ngày hôm nay. Cảm ơn những người con ưu tú của đất nước.

6/8/2019

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.