Cuộc tuyệt thực của tù nhân lương tâm ở Trại 6 chưa có dấu hiệu kết thúc

Trại giam số 6, thuộc Tổng Cục 8, Bộ Công An tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mâu thuẫn giữa một bên tuyệt thực để đòi hỏi điều kiện sống tối thiểu và một bên quyết hành hạ tù nhân cho hả sự độc ác ở Trại giam số 6 Nghệ An  xem ra ngày càng căng thẳng.

Ngày đầu tiên của tháng Bảy, tù nhân lương tâm (TNLT) ở Trại 6 đã tuyệt thực sang ngày thứ 21. Yêu cầu của anh em vẫn không được ban giám thị trại đáp ứng và vì vậy anh em vẫn tiếp tục tuyệt thực.

Thông tin này được rút ra qua buổi hai con gái của TNLT Trương Minh Đức là Trương Mỹ Hạnh và Trương Mỹ Chi đi thăm ba ngày 1 tháng Bảy. Các cháu phải chờ đợi từ 2 giờ đến 4 giờ chiều mới được gặp.

Các cháu bị giám sát bởi 6 công an, 2 từ phía sau và 4 ở 2 bên, mỗi bên 2 công an.

Chuyện về quạt và về đơn từ khiếu nại hay tố cáo của các anh và gia đình là điều cấm kỵ, nếu chạm đến trong khi nói chuyện bị nhắc nhở ngay, hoặc dừng cuộc gặp.

Dù sức khỏe rất yếu và trong vòng canh chừng chặt chẽ của công an, anh Trương Minh Đức vẫn tìm cách gửi được thông điệp ra bên ngoài bằng câu: “Mọi việc vẫn không có gì thay đổi”.

Điều đó có nghĩa là, các anh vẫn tiếp tục tuyệt thực và điều kiện sống của các anh chưa hề được cải thiện.
Mời bạn đọc nghe audio phỏng vấn cháu Trương Mỹ Hạnh trong youtube sau:

(https://www.youtube.com/watch?v=Kr7X4K41vs0)

Sự việc TNLT ở Trại 6 (Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, BBT VT) đồng loạt tuyệt thực có nguyên nhân trực tiếp từ việc trại giam tháo quạt trong phòng ở của tù nhân khiến tù nhân không chịu đựng được cái nóng khắc nghiệt của mùa hè ở miền Tây Nghệ An.

Một vài cái quạt nếu hỏng lẽ ra chỉ cần giải quyết trong vòng 1 giờ. Nếu vì lý do kinh phí thì tù nhân và gia đình đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua quạt và trả tiền điện. Nhưng cái quyền mua sản phẩm, dịch vụ tối thiểu ấy các anh cũng không có. Điều đó có nghĩa là lý do quạt hỏng không ai tin được mà chỉ có thể gọi là sự độc ác.

Mà Trại 6 độc ác thật, độc ác có truyền thống. Nghe và đọc những gì tù nhân lương tâm đã từng bị giam cầm ở đây như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải… kể mà rùng rợn. Mỗi lần đồng hành với gia đình TNLT đến Trại 6, không khí bạo lực lúc nào cũng căng như dây đàn. Tôi cũng đã chứng kiến một đoàn dân oan Dương Nội 50 người đi đón ông Trịnh Bá Khiêm ra tù bị phục kích đánh tơi tả, máu me bê bết. Trịnh Bá Tư chút nữa thì mất một con mắt. Hàng chục tên bất ngờ xông ra giật điện thoại ném chát chúa xuống mặt đường. Chúng đấm, đá, đuổi đánh bà con trong một cơn khát máu đến điên cuồng. Tôi cũng là nạn nhân trong số đó, được mấy tên cho 3 quả đấm vào mặt và một nhát đập vào gáy bằng mũ bảo hiểm. Sự khát máu của chúng thật ghê rợn.
Đó là ngày 25 tháng Sáu, 2015 mà chúng tôi và bà con Dương Nội không thể nào quên.

*

Khác với nhiều trường hợp khác, cuộc tuyệt thực đợt này của anh em TNLT ở  Trại 6 là cuộc tuyệt thực tập thể. Được biết, số anh em đang tuyệt thực ở Trại giam số 6 gồm có Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Đào Quang Thực, Trần Phi Dũng.

Trước khi bị bắt, chúng tôi đều rõ tình hình sức khỏe của từng người. Ai cũng đều trên dưới 50 tuổi và bệnh tật đầy người. Trương Minh Đức và Nguyễn Văn Túc còn bị di chứng của lần đi tù trước. Trong điều kiện ở trong nhà mái tôn thấp lè tè, cây xanh không có cùng với gió Lào và cái nắng thiêu đốt của mùa hè miền Tây Nghệ An, các anh đang chết dần chết mòn và tuyệt thực kéo dài dẫn đến cái chết trong tù là điều rất có thể xảy ra.

Yêu cầu của các anh không cao, đó là phải lắp quạt, hoặc cho các anh chịu mọi chi phí để được dùng. Thế mà sự giằng co đến nay đã ít nhất là 22 ngày.

Người ta đều cho rằng giám thị trại giam quyền lớn lắm. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các qui định đối với trại giam thì không phải giám thị trại giam muốn làm gì thì làm. Nhưng trên thực tế, đấy là quyền của luật rừng và những kẻ dùng luật rừng đã được bảo kê, chúng tha hồ làm những điều ác độc.

Những TNLT không có tội. Họ chỉ thực hiện quyền con người của mình được qui định trong Hiến Pháp và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.  Nhưng cứ cho là họ có tội như nhà cầm quyền qui chụp đi, thì việc giam giữ họ chỉ nhằm cách ly họ ra khỏi xã hội bình thường, chứ không phải là để trừng phạt, trả thù hay đày đọa họ. Thiếu tá Trần Bá Toan Giám Thị Trại giam số 6 cần nhớ lấy điều này.

Nhưng các TNLT không đơn độc. Một bản TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NGƯỢC ĐÃI TÙ NHÂN đến ngày 1/7/2019 đã có 12 tổ chức xã hội dân sự và 455 cá nhân ký tên và đang tiếp tục tiếp nhận chữ ký.

Ngày 29 tháng Sáu, 2019 Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng đã lên tiếng về sự việc các tù nhân lương tâm ở Trại giam số 6 đang tuyệt thực để phản đối việc hành hạ tù nhân ở trại này.

Nhiều người hoạt động xã hội dân sự cũng tuyên bố tuyệt thực để bày tỏ thái độ ủng hộ và bảo vệ TNLT đang tuyệt thực.

Điều cấp thiết lúc này là chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, truyền thông trong và ngoài nước cần lên tiếng mạnh mẽ để cứu những TNLT đang bị đày đọa trong các trại giam, đặc biệt là Trại 6 Nghệ An.

Hình ảnh chị Nguyễn Thúy Hạnh và anh Trương Văn Dũng tự phơi nắng giữa buổi trưa trước Trụ Sở Tiếp Dân Trung Ương, số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội bày tỏ sự phẫn nộ đối với việc đày đọa TNLT ở Trại 6:

Video: Thuy Nt

2/7/2019

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.