Cựu TT Poroschenko: Tuyệt đối không được tin Putin, nhưng cũng đừng sợ ông ta

Cựu Tổng Thống Ukraine Poroschenko. Ảnh: Alliance/dpa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: Ex-Präsident Poroschenko: ‘Trauen Sie Putin niemals, haben Sie aber auch nie Angst vor ihm’“, WELT, 29/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trước khi nổ ra chiến tranh, cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko từng phát đơn kiện người kế nhiệm Zelensky vì tội phản quốc. Chính ông đã đàm phán Hiệp định Minsk với Putin. Trong cuộc phỏng vấn với WELT, ông nói về việc có thể đạt được thỏa thuận với Tổng thống Nga hay không.

Các nhân viên an ninh trang bị tận răng đang bảo vệ căn phòng nơi Petro Poroschenko – cựu tổng thống Ukraine, thủ lĩnh phe đối lập và là một trong những người giầu nhất Ukraine, tới dự họp. Trong cuộc bầu cử năm 2019, ông đã bị Volodymyr Zelensky đánh bại. Ông từng cho rằng đương kim tổng thống không thật sự kiên quyết chống lại mối đe dọa từ Nga và kiện ông ra tòa về tội phản bội tổ quốc. Sau ngày 24/2 mọi sự đã đổi khác. Poroschenko không muốn đề cập đến Zelensky nữa, theo ông điều quan trọng nhất lúc này là đoàn kết chống ngoại xâm.

Hỏi: Thưa ông Poroschenko, khi chiến tranh bùng nổ, cuộc chiến đấu kiên cường của Ukraine đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên. Nhưng bây giờ người Nga đang có tiến triển tốt hơn, đặc biệt là ở mặt trận phía Đông.

Đáp: Đúng vậy, lực lượng vũ trang của chúng tôi đã làm cả thế giới ngạc nhiên. Tôi rất tự hào là tổng tư lệnh sau năm 2014 và đã xây dựng các đơn vị quân đội này. Putin đã đánh giá thấp chúng tôi và thế giới đã đánh giá quá cao đội quân Nga, được cho là mạnh thứ hai trên thế giới. Ngay cả sự đoàn kết của chúng tôi cũng đã làm mọi người bất ngờ ngay từ những giờ phút đầu tiên của cuộc chiến. Tôi đã gặp Zelensky. Chúng tôi đã nhất trí gác tất cả các bất đồng về chính trị sang một bên cho đến ngày toàn thắng. Và điều ngạc nhiên thứ ba là sự thống nhất và đoàn kết của cả thế giới với Ukraine, đã xuất hiện một liên minh lớn chống Putin.

Hỏi: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng tuyên bố chỉ có người Ukraine mới có quyền quyết định khi nào họ giành được chiến thắng và khi nào cuộc chiến tranh này kết thúc. Điều kiện tối thiểu để đạt thời khắc đó là gì?

Đáp: Kể từ năm 2014, tôi đã đề ra một nguyên tắc: Tuyệt đối không đề cập đến Ukraine nếu không có người Ukraine tham gia. Giờ những lời đó giống như những điều răn trong Kinh thánh. Hàng ngày Ukraine đang bị mất đi những thứ quý giá nhất mà đất nước chúng tôi có, đó là những chàng trai và cô gái Ukraine và cơ sở hạ tầng của đất nước chúng tôi. Ukraine đang phải trả một cái giá rất đắt cho mỗi ngày không có hòa bình. Nhưng làm thế nào để có được hòa bình? Chúng tôi cần có ba thứ: Đó là vũ khí, vũ khí và nhiều vũ khí hơn nữa. Chúng tôi cần có pháo tầm xa, tên lửa phòng không, xe tăng, máy bay chiến đấu, và bất cứ thứ gì khác có thể giúp chúng tôi đánh đuổi bọn Nga ra khỏi đất nước. Và chúng tôi cần các biện pháp trừng phạt và cấm vận. Gói trừng phạt thứ bảy đặc biệt quan trọng: Nó bao gồm phong tỏa hoàn toàn hoạt động xuất khẩu của Nga. Chỉ với những biện pháp như vậy chúng tôi mới có thể mở lại các cảng ở Biển Đen và cứu thế giới khỏi một nạn đói.

Hỏi: Ông có e ngại các nước phương Tây có thể gây sức ép buộc Ukraine phải đi đến thỏa thuận với Nga trước khi Ukraine đạt được các mục tiêu đó không?

Đáp: Điều đó đơn giản là không thể. Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là không thể thương lượng. Ví dụ, người Tây Ban Nha sẽ phản ứng như thế nào nếu họ phải từ bỏ quần đảo Balearic hoặc Canary để có được hòa bình? Hoàn toàn không có chuyện chúng tôi phải trả cái giá như vậy. Tại sao rất khó đạt được một thỏa hiệp với Putin? Bởi vì không có vùng xám, mà chỉ có màu đen và trắng. Và tôi biết rất rõ điều đó vì tôi có nhiều kinh nghiệm đàm phán với ông ta. Đơn giản là không thể đạt được thỏa thuận với ông ta vì điều mà Putin muốn là giết hết chúng tôi. Giống như ông ta đã làm ở Mariupol và Bucha. Chúng tôi không quan tâm đến lãnh thổ Nga hoặc tiền bạc của Nga. Bọn họ phải để chúng tôi yên ở châu Âu và phải rút quân ra khỏi đất nước chúng tôi. Putin muốn xóa sổ một đất nước có lịch sử hàng nghìn năm khỏi bản đồ thế giới. Đây là một sự điên rồ hoàn toàn.

Hỏi: Khi còn là tổng thống Ukraine, ông đã đàm phán với Putin về Hiệp định Minsk. Ông đã rút ra được những bài học gì từ các cuộc thương lượng đó?

Đáp: Điều thứ nhất: Bạn tuyệt đối không bao giờ được tin Putin! Ngay cả khi ông ta nói: “Không, không, chúng tôi sẽ không bao giờ tấn công Ukraine,” nhưng chúng vẫn cứ làm. Và khi Putin nói: “Thôi được, chúng tôi sẽ rút quân,” thì anh cũng chớ có tin ông ta. Sức mạnh, đó là thứ duy nhất mà ông ta hiểu. Ai muốn thương lượng với con người đó, phải có sức mạnh. Điều thứ hai mà tôi đã rút ra được là, không được tỏ ra sợ hãi trước Putin. Ai sợ sệt và tỏ ra yếu ớt thì sẽ thất bại.

Hỏi: Ông tiếp quản chính phủ Ukraine năm 2014, một vài tháng sau khi Crimea bị sáp nhập và bắt đầu cuộc chiến ở Donbass. Khi đó phương Tây có nhận thức được mối đe dọa do Putin gây ra nghiêm trọng như thế nào không?

Đáp: Người ta không thể nhìn các sự kiện của năm 2014 qua con mắt của năm 2022. Hồi đó, khái niệm chiến tranh khiến mọi người khiếp sợ. Tôi đã nói đến chiến tranh và được bảo rằng đó chỉ là một cuộc xung đột nội bộ ở miền đông Ukraine. Nhưng đó thực sự là một cuộc xâm lược. Tôi tự hào vì giờ đây người ta đã phải thừa nhận điều đó.

Hỏi: Vậy cuộc xâm lược của Putin đã dẫn đến sự đoàn kết, nhất trí của người dân Ukraine và cuối cùng dẫn đến việc Ukraine hội nhập với EU?

Đáp: Nếu bạn hỏi tôi có phải nhờ Putin mà Ukraine trở thành một quốc gia ứng cử viên gia nhập EU, hay 75 đến 80% người dân của chúng tôi ủng hộ việc gia nhập NATO, thì câu trả lời là không. Những thành tựu này trước hết là do chính người Ukraine gây dựng nên. Tuy nhiên, sự điên rồ của Putin đã mang lại cho chúng tôi sự đoàn kết toàn cầu và giúp chúng tôi trở lại đại gia đình châu Âu. Tuy nhiên, với một cái giá rất đắt. Đơn xin gia nhập EU đã phải trả bằng xương máu của hàng nghìn, hàng nghìn người Ukraine, những người đã hy sinh mạng sống của họ để thực hiện được bước đi này.

Hỏi: Ông có nghĩ sẽ có cơ hội cho một thỏa thuận để dỡ bỏ phong tỏa cảng Odessa, từ đó giúp cải thiện cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Đáp: Tôi biết chính xác những gì cần phải làm. Cũng như với các du thuyền của các nhà tài phiệt Nga bị bắt giữ ở Barcelona, ​​cần tịch biên tất cả các tàu buôn chuyên chở hàng hóa xuất khẩu của Nga. 80% hàng xuất khẩu của Nga được vận chuyển bằng đường biển. Làm như thế sẽ cắt đứt nguồn cung tài chính cho nước Nga. Châu Âu chi trả hàng năm 250 tỉ đô la để nhập khẩu khí đốt và dầu. Thứ hai, NATO cho tàu chiến của mình hộ tống các tàu buôn hoạt động trong vùng biển Ukraine ra khỏi Odessa. Và thứ ba, nếu chúng tôi có tên lửa chống hạm ở Biển Đen, chúng tôi có thể sử dụng chúng để răn đe người Nga. Hãy nhớ những gì tôi đã nói với bạn trước đó: Đừng bao giờ tin Putin, nhưng cũng đừng bao giờ sợ ông ta.

Bài phỏng vấn được đăng lần đầu trên tờ “El Pais”, do Bettina Schneider dịch từ tiếng Tây Ban Nha.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.