Đài Loan: “Bom nguyên tử” đã được kích hoạt?

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình tại thủ đô Đài Bắc hôm 20/10 yêu cầu chính quyền tổ chức trưng cầu dân ý về một quốc gia độc lập, chính thức tách rời khỏi Trung Hoa đại lục. Ảnh: Twitter
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc tuần hành qui mô chưa từng có trong vòng 20 năm trở lại đây, lên tới 80.000 người tham gia do Formosa Alliance vận động, với sự hậu thuẫn của hai cựu tổng thống Đài Loan là Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, diễn ra hôm 20/10/2018 với yêu sách nhà cầm quyền tiến hành trưng cầu dân ý về việc Đài Loan độc lập hoàn toàn và chống lại sự thôn tính của Trung cộng. Đây là hành động biểu trưng mạnh mẽ về ý chí và mong muốn của đại đa số quốc dân Đài Loan về vấn đề Độc lập chủ quyền.

Liên minh Formosa gồm nhiều đảng phái chính trị Đài Loan tham gia trong đó gồm cả chính đảng Dân Chủ Cấp Tiến đang nắm quyền, đảng Sức Mạnh Thời Đại ra đời từ phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương. Một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh chính trị thế giới hiện nay khi cuộc chiến tranh toàn diện Mỹ-Trung leo thang đó cũng là cơ hội vàng cho Đài Loan thực hiện “giấc mơ Formosa”, phục hồi vị thế nền Độc lập chính đáng và danh phận mà đã bị đảng Cộng sản Trung Quốc tiếm quyền hơn 60 năm qua.

Nếu điều đó xảy ra, tác động của nó sẽ không khác gì việc người Mỹ đem một trái bom 1.000 kiloton thả vào Bắc Kinh mà “sóng xung kích” và “ chất phóng xạ” của sự kiện này là phong trào ly khai, đòi quyền độc lập của những vùng như Tây Tạng, Tân Cương, Hongkong, Macau… nơi mà những mâu thuẫn sắc tộc và vi phạm nhân quyền trầm trọng đẩy xã hội vào tình trạng căng thẳng tột độ như một thùng thuốc súng chờ mồi lửa để bùng nổ.

Lịch sử phức tạp của Đài Loan chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời Thế chiến thứ 2, chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, chính sách của người Mỹ đối với vai trò của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và cuộc nội chiến Quốc Dân Đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc…

Về mặt chủng tộc, lịch sử địa lý, thì Đài Loan là một phần của Trung Quốc đại lục từ cổ xưa, nhưng về mặt thực thể chính trị, xã hội và ước nguyện của đại đa số người dân ở đây thì Đài Loan là một quốc gia có đầy đủ quyền độc lập.

Đài Loan có đồng tiền riêng, có quân đội riêng và là nền cộng hòa lập hiến lâu đời nhất Châu Á. Có rất nhiều tên gọi về thể chế chính trị Đài Loan như Trung Hoa Đài Bắc, Cộng Hòa Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc… dễ nhầm lẫn với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa do đảng Cộng sản Trung Quốc đại lục nắm quyền.

Chịu ảnh hưởng tuyên truyền của nhà nước cộng sản Trung Quốc, người dân đại lục phần lớn coi Đài Loan là một tỉnh nhỏ đòi ly khai. Tuy vậy, câu chuyện về lịch sử và nguồn gốc hình thành hai thể chế chính trị Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở đại lục lại cho ta cái nhìn hoàn toàn khác.

Cha đẻ của Trung Quốc hiện đại là vị bác sĩ đáng kính Tôn Trung Sơn, người kết thúc lịch sử hàng ngàn năm phong kiến, lập nên nền cộng hòa lập hiến đầu tiên ở Châu Á vào năm 1912. Trung Hoa Dân Quốc với tư tưởng chủ đạo Tam dân (Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do – Dân sinh hạnh phúc) là thể chế chính trị và đại biểu chính danh kế thừa toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của triều đại phong kiến cuối cùng Mãn Thanh bao gồm cả Trung Hoa đại lục, Nội Mông và các đảo Hải Nam, Đài Loan…

Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử chính trị thế giới nhiều biến động đầu thế kỷ 20, Thế chiến thứ 2 bùng nổ, Trung Quốc bị Nhật Bản xâm lược, sự can thiệp của hai thế lực chính trị lớn là Liên Xô và Mỹ, mâu thuẫn giữa Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng… Sau 8 năm kháng Nhật, lực lượng của Trung Hoa Dân Quốc do Quốc Dân Đảng của Tôn Trung Sơn và người kế nhiệm Tưởng Giới Thạch lãnh đạo suy yếu. Năm 1949, phe cộng sản dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, khởi phát cuộc nội chiến Quốc – Cộng dành quyền kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ đại lục, đẩy chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân Đảng triệt thoái ra đảo Đài Loan.

Trong một thời gian dài, Trung Hoa Dân Quốc hay Trung Hoa Đài Bắc vẫn là thành viên chính thức của LHQ cho đến khi Tổng thống Mỹ Nixon chủ trương ủng hộ “một Trung Quốc” và mở đường choTrung Quốc cộng sản dành được ghế chính thức tại LHQ. Điều này khiến cho Đài Loan bị cô lập chính trị, mất sự thừa nhận ngoại giao quốc tế dưới áp lực của Trung Quốc cộng sản. Đài Loan bị đặt trong một tình thế chính trị cực kỳ nguy hiểm vì có thể bị Trung Quốc cộng sản thôn tính bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, người Mỹ vẫn “mắt nhắm mắt mở” không ủng hộ việc Trung Quốc thôn tính Đài Loan bằng bạo lực, đồng thời giữ Đài Loan như một “lá bài tẩy trong tay áo”. Việc duy trì hiện trạng là vì các bên Mỹ – Trung – Đài chưa tìm ra giải pháp chính trị thay thế khả dĩ hơn suốt 5 thập kỷ qua. Chính thể Trung Quốc đã nỗ lực và tốn một nguồn lực khổng lồ trong việc mua chuộc các nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng, vỗ về, đe dọa, ám toán… để dần thâu tóm quyền lực chính trị ở Đài Loan.

Tuy nhiên, chủ trương đa nguyên chính trị từ thời kỳ Tổng thống Lý Đăng Huy đã mở ra kỷ nguyên dân chủ. Sau nhiều thập kỷ nắm quyền ở Đài Loan, Quốc Dân Đảng đã 2 lần bị các đảng phái đối lập dành quyền kiểm soát chính phủ. Điều này khiến cho nỗ lực thống nhất Đài Loan của Trung Quốc cộng sản thông qua việ c thao túng Quốc Dân Đảng có khả năng gặp nhiều rủi ro mất cả chì lẫn chài. Đề xuất “một quốc gia, hai thể chế” áp dụng cho Macao, Hongkong từ thời họ Đặng cũng chưa bao giờ được chấp nhận ở Đài Loan cho dù hai bên Trung – Đài có ký kết “nhận thức chung 1992” song có thể nói rằng “nhận thức chung” này mỗi bên hiểu theo một kiểu.

Trung Quốc cộng sản luôn coi Đài Loan là một tỉnh của họ, còn người dân Đài Loan thì không chấp nhận mình bị coi là người Trung Quốc và bên nào cũng cho mình là “một Trung Quốc”. Điều gì khiến cho người dân có cùng một chủng tộc Hán ở Đài Loan, Hongkong, Macau tuyệt nhiên phủ nhận mình là China? Họ không chối bỏ cội nguồn, chối bỏ văn hóa mà cái họ phủ nhận chính là thể chế chính trị tồi bại Cộng sản chủ nghĩa. Những phần lãnh thổ này suốt một thế kỷ qua được tiếp xúc với văn hóa văn minh, với chế độ luật pháp dân chủ của các nước phương Tây hay ảnh hưởng của tư tưởng đầy tính nhân văn Tam Dân của Tôn Trung Sơn nên khó có thể chấp nhận một thể chế chính trị không có nhân quyền, dân chủ như Trung Hoa đại lục.

Thực tế thì nền kinh tế mạnh mẽ của Đài Loan cũng như vốn văn hóa vô cùng phong phú được kế thừa 5.000 năm lịch sử của Trung Hoa đại lục không hề bị mai một đi như dưới ở chế độ cộng sản đại lục, cũng như việc Đài Loan đã xây dựng được một nền chính trị đa nguyên dân chủ vững vàng cho phép quốc gia nhỏ bé này đã và đang làm nên những điều kỳ diệu.

Trong một thế chính trị hoàn toàn khác biệt so với 50 năm qua, Đài Loan đứng trước cơ hội chưa từng có để trở thành một Israel vùng Đông Á, dành lại danh phận và sự tôn nghiêm của một quốc gia độc lập, hùng mạnh. Nếu như “giấc mơ Formosa” trở thành hiện thực dưới thời kỳ đảng Dân Tiến nắm quyền đang được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi một Donald Trump, thì cánh cửa dẫn xuống… địa ngục dành cho Trung Quốc cộng sản đảng đã được mở sẵn.

Tân Phong

27/10/2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.