Đại sứ Kritenbrink cam kết nhân quyền là ‘trọng tâm’ trong quan hệ Mỹ-Việt

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam California, ngày 19/02/2020. Ảnh chụp từ YouTube Người Việt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại cuộc gặp với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam California hôm 19/2, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cam kết rằng vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp tục là “ưu tiên trọng tâm” trong mối quan hệ với Việt Nam, đồng thời hứa rằng sẽ cố gắng đưa công dân Hoa Kỳ Michael Nguyễn, người đang bị cầm tù ở Việt Nam, sớm về nước.

“Cá nhân tôi xin cam kết với quý vị với tư cách là đại diện cho Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho Chính quyền của Tổng thống Donald Trump, rằng nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp tục và sẽ tiếp tục là ưu tiên trọng tâm, là cốt lõi trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam”, Đại sứ Kritenbrink nói trong bài phát biểu được văn phòng của Dân biểu Harley Rouda tường thuật trực tiếp trên Facebook hôm 19/2.

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng việc chính quyền Việt Nam gia tăng bắt bớ, xử phạt trong bốn năm qua đối với các nhà hoạt động ôn hòa là “một điều đáng quan tâm” mà hầu như mỗi ngày ông đều nêu vấn đề này với phía Việt Nam.

Tứ trái: DB Alan Lowenthal, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, DB Lou Correa, DB Harley Rouda và DB Katie Potter tại cuộc gặp với cộng đồng gốc Việt ở Nam California, sáng ngày 19/02/2020. Ảnh: Twitter Sergio Contreras
Tứ trái: DB Alan Lowenthal, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, DB Lou Correa, DB Harley Rouda và DB Katie Porter tại cuộc gặp với cộng đồng gốc Việt ở Nam California, sáng ngày 19/02/2020. Ảnh: Twitter Sergio Contreras

Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh:

“Chúng tôi đương nhiên sẽ bảo vệ lợi ích của công dân Hoa Kỳ sinh sống tại Việt Nam, bao gồm cả trường hợp của công dân Mỹ Michael Nguyễn, hiện đang bị cầm tù. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để đưa ông Michael Nguyễn về nước”.

Community Town Hall with U.S. Ambassador to Vietnam, Daniel J. Kritenbrink

WATCH LIVE: I'm here at Coastline Community College with fellow Orange County Members of Congress and U.S. Ambassador to Vietnam, Daniel J. Kritenbrink, to answer questions from our community.

Publiée par Rep. Harley Rouda sur Mercredi 19 février 2020

Video: FB Rep. Harley Rouda (Dân Biểu Harley Rouda)

Trước đó, hôm 18/2, ông Kritenbrink đã gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose. Cuộc gặp được các dân biểu liên bang tổ chức.

Bà Jane Do Bui, người tham dự cuộc tiếp xúc với Đại sứ Kritenbrink, cho VOA biết chi tiết:

“Có rất nhiều người lên đặt câu hỏi và trọng tâm của họ là xoay quanh vấn đề nhân quyền, cũng như các vấn đề về thương mại, Biển Đông, bệnh dịch corona…”

“Có nhiều người đặt vấn đề về vụ Đồng Tâm. Trong phát biểu của nhà ngoại giao thì họ không cho biết chi tiết về những việc làm của họ nhưng nói rằng họ theo dõi sát sao vụ Đồng Tâm và hy vọng là sẽ có những cuộc nói chuyện trong ôn hòa”.

“Có hai người nói về tình hình tôn giáo của người thiểu số. Họ nói về tình hình đàn áp tôn giáo và người thiểu số H’Mong hiện đang sống ở Việt Nam bị bức hại, gần như không được công nhận quyền công dân”.

“Cũng có một người trong Hội Nhà báo Độc lập nêu trường hợp của nhà báo Phạm Chí Dũng vừa bị bắt”.

“Về riêng tôi, tôi có đưa một danh sách tám tù nhân tôn giáo cho ông Đại sứ và Dân biểu Zoe Lofgren để họ can thiệp vì những người này chỉ đơn thuần hoạt động cho tôn giáo, đặc biệt là trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển”.

Đại sứ Daniel Kritenbrink trao đổi với người dân ở San Jose, California, ngày 18/02/2020. Ảnh: Jane JB
Đại sứ Daniel Kritenbrink trao đổi với người dân ở San Jose, California, ngày 18/02/2020. Ảnh: Jane JB

Bà Jane Do Bui nhận định rằng ông Kritenbrink thật sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam hơn hẳn những người tiền nhiệm:

“Qua nhiều cuộc gặp gỡ với nhiều vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước đây, tôi có nhận xét rằng ông Daniel Kritebrink cởi mở và có nhiều chú tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền hơn những người tiền nhiệm của ông”.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”