Đắk Lắk: Những gì chúng ta biết cho đến giờ phút này

Vụ xả súng ở Đắk Lắk: Những gì chúng ta biết đến nay. Ảnh chụp màn hình RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tính đến 11 giờ 30 sáng ngày 12/6/2023, lực lượng Công an bắt giữ thêm bốn nghi phạm liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân 02 xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, nâng số người bị bắt giữ lên đến 26 người, thu giữ nhiều dao, súng.

Ban đầu, thông tin từ hai tờ báo nhà nước đăng tải và rút bài sau đó cho biết, có bốn công an và hai lãnh đạo xã tử vong trong vụ việc xảy ra vào rạng sáng 11/6/2023, cùng đó là một tài xế lái xe bán tải bị giết hại. 

Tuy nhiên, thông tin chính thức từ Bộ Công an cho hay, chỉ có bốn công an chết trong vụ việc và được bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định truy thăng cấp bậc hàm, hỗ trợ tiền mai táng. Ngoài ra, hai viên công an khác cũng bị thương trong vụ tấn công. 

Trong bài viết “Lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk thăm, viếng các nạn nhân trong vụ việc xảy ra tại Đắk Lắk” cũng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, nêu cụ thể hơn cho biết có tổng cộng 9 người thiệt mạng trong vụ việc, trong đó có ba người dân, hai cán bộ xã và bốn công an xã, cùng với hai công an xã bị trọng thương. 

Sự việc dùng súng tấn công vũ trang hai trụ sở ủy ban xã là một sự việc hiếm khi xảy ra ở Việt Nam, nơi súng đạn được kiểm soát chặt chẽ, người dân bình thường không được sở hữu súng. 

Nguyên do của hành động của nhóm người có vũ trang chưa được nêu rõ, tuy nhiên xung đột sắc tộc, đất đai và đàn áp của chính quyền đối với người bản địa ở Tây Nguyên không phải là vấn đề mới xảy ra gần đây. 

Nhiều vụ bắt giữ những thầy truyền đạo tin lành, các nhà hoạt động tôn giáo ôn hòa diễn ra trong thời gian gần đây với các điều luật như 117 “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. 

Một số cuộc biểu tình của người dân liên quan đến việc phản đối các dự án xả thải gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, hay cưỡng chế đất đai đều kết thúc bằng việc đưa Cảnh sát cơ động vào và bắt giữ những người bị cho là đứng đầu có liên quan. 

Hàng trăm người Thượng ở Tây Nguyên hiện nay phải bỏ nước ra đi vì các lý do bị đàn áp tôn giáo và đang xin tị nạn chính trị ở Thái Lan, chờ để được định cư một nước thứ ba. 

Tuy rằng, Bộ Công an chưa đưa ra thông tin chính thức về nguyên do vụ việc tuy nhiên các trang Facebook thân chính phủ đều chĩa mũi dùi về các tổ chức Đề Ga hay FULRO của người đồng bào.

Nguồn: RFA

Video: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.