Đảng CSVN có phải là vì dân?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thể chế chính trị không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước mà còn là góp phần định hình mối tương quan giữa con người với con người trong xã hội.

Trong tác phẩm nổi tiếng Tại sao các quốc gia thất bại? (Why nations fail) xuất bản tháng 2/2012, với những minh chứng từ lịch sử phát triển của các quốc gia từ Hoa Kỳ, Anh, Đức cho đến châu Phi – hạ Sahara, Trung Mỹ và Nam Á, hai chuyên gia đầu ngành về phát triển Daron Acemoglu và James Robinson đã phân tích rằng một quốc gia giàu, nghèo không phải là do điều kiện địa lý, văn hóa,… mà cái tạo ra sự khác biệt chính là thể chế.

Thể chế hay chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chánh, có nhiệm vụ điều hướng đời sống của một quần thể sống chung với nhau. Người ta có thể nói thể chế chính trị là nền tảng của một căn nhà, trên đó xây dựng căn nhà, và trong đó sinh sống là những con người.

Căn nhà chỉ vững chãi khi nền móng của nó tốt, và những người sống trong đó mới chịu khó làm ăn, tu bổ, làm đẹp căn nhà. Trái lại, căn nhà được xây dựng trên một nền tảng không tốt đẹp, vững chắc, không mang lại sự hài hòa, có thể sập bất cứ lúc nào, tất nhiên những người sống trong đó không được thoải mái, bị chèn ép, bóc lột, lúc nào cũng lo sợ căn nhà bị sập, thì còn đâu đầu óc làm đẹp, tu bổ căn nhà.

Có 2 hình thức thể chế chính trị: thể chế chính trị độc tài và thể chế chính trị dân chủ.

Thể chế chính trị độc tài được ví như là nền móng căn nhà không tốt, vì những người cai quản căn nhà không do dân bầu lên. Từ xưa đến nay, nó thường dựa trên 2 cột trụ chính, đó là bộ máy thông tin, tuyên truyền nhằm bôi bác sự thật, cho dân ăn bánh vẽ; và bộ máy công an nhằm dọa nạt dân. Chính vì vậy nên nó không mang lại sự hài hòa, đồng thuận giữa những người sống trong đó.

Thể chế chính trị dân chủ là một căn nhà dựa trên nền móng tốt, vì người cai quản căn nhà là do dân bầu lên, họ bắt buộc phải nghĩ đến dân, nếu họ muốn được bầu hay tái đắc cử. Chính vì vậy nó mang lại sự hài hòa, đồng thuận của những người sống trong đó.

Trong lịch sử nhân loại, thể chế chính trị độc tài là chế độ quân chủ, chế độ phát xít, quân phiệt, chế độ cộng sản; thể chế chính trị dân chủ là chế độ dân chủ trực tiếp, chế độ dân chủ đại diện trong đó chế độ dân chủ đại nghị, chế độ tổng thống.

Thể chế chính trị giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một xã hội.

Trước 30/4/ 1975, miền Nam Việt Nam tuy bị chiến tranh, nhưng đã là một quốc gia có tiềm năng phát triển không thua bất cứ một quốc gia nào ở Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản. Ngày hôm nay, dưới thể chế độc tài cộng sản, Việt Nam thua tất cả những nước ở Đông Nam Á, về đủ mọi mặt: đạo đức, giáo dục suy đồi, xã hội bất công, nhân quyền bị chà đạp. Việt Nam là một trong những nước vi phạm nhân quyền nhất thế giới.

Chính sách kinh tế của cộng sản Việt Nam là nhằm xuất cảng, đã biến dân tộc Việt Nam t Thể chế chính trị giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một xã hội.

Trước 30/4/ 1975, miền Nam Việt Nam tuy bị chiến tranh, nhưng đã là một quốc gia có tiềm năng phát triển không thua bất cứ một quốc gia nào ở Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản. Ngày hôm nay, dưới thể chế độc tài cộng sản, Việt Nam thua tất cả những nước ở Đông Nam Á, về đủ mọi mặt: đạo đức, giáo dục suy đồi, xã hội bất công, nhân quyền bị chà đạp. Việt Nam là một trong những nước vi phạm nhân quyền nhất thế giới. hành những lao công nô lệ hoặc để xuất cảng lao động, hoặc ở ngay quốc nội,  cho những hãng xưởng nước ngoài, với đồng lương rẻ mạt, không có một tý gì là an sinh xã hội. Theo Tổ chức Lao Động Quốc Tế, thì tại 2 nước cộng sản Trung cộng và Việt cộng, đời sống người lao động bị bóc lột nhiều nhất, tai nạn lao động nhiều nhất, sập cầu, sập hầm thường xuyên, mặc dầu tuyên truyền cộng sản vẫn thản nhiên rêu rao rằng chế độ cộng sản là chế độ bảo vệ người nông dân và thợ thuyền.

Khi người dân nói lên tiếng nói lương tri của mình, hay chỉ đơn giản là đòi quyền lợi của chính mình thì bị chụp mũ cho là phản động, chống nhà nước, nhằm lật đổ chính quyền.

Khi giá điện tăng luỹ tiến, một hình thức ăn cướp trắng trợn của dân, người dân lên tiếng thì Bộ Công Thương, đứng đầu là con trai cựu Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương kêu công an xử lý người dân nào dám kêu với than vãn.

Khi BOT sai phạm cướp tiền của dân trắng trợn, dân phản đối, công an thay vì bắt cướp, thay vì điều tra những vụ ấu dâm thì công an lại dồn quân ra bảo kê cho BOT sai phạm, bắt bớ đánh đập, bắt giam những người dân phản đối ôn hoà đúng pháp luật.

Khi doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, bà con kéo đến yêu cầu đóng cửa doanh nghiệp và bồi thường, thay vì đóng cửa doanh nghiệp thì công an bỏ tù dân gán ghép với tội danh hết sức phi lý là tội gây rối trật tự công cộng.

Khi Formosa xả thải gây hậu quả nghiêm trọng tới 70 năm sau… dân biểu tình phản đối Formosa thì công an đàn áp đẫm máu, bắt và bỏ tù dân.

Khi doanh nghiệp lấp sông lấn biển làm nền bán đất, dân biểu tình phản đối, cũng bị công an đàn áp.

Khi giàn khoan Trung cộng qua cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam, dân biểu tình phản đối, công an không đề xuất Bộ Ngoại Giao để cùng lòng dân phản đối giàn khoan, mà lại bỏ tù người dân dám bày tỏ thái độ phản đối giàn khoan.

Khi nhà cầm quyền chặt cây xanh, dân ra biểu tình phản đối, công an đàn áp, bỏ tù người dân. Hậu quả bây giờ phải chịu cảnh trời nắng nóng lên đến hơn 40 độ.

Khi luật đặc khu, an ninh mạng xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia vì nhượng đất của chế độ chính trị cho giặc, xâm phạm đến quyền riêng tư, an ninh thông tin của dân… dân phản đối. Công an đàn áp dã man, bỏ tù rất nhiều người vì phản đối luật đặc khu, an ninh mạng.

Khi nhiệt điện xả thải, dân bị bức tử vì ô nhiễm bởi nhà máy đó, dân phản đối, công an lại bỏ tù đánh đập tàn bạo.

Tụt hậu kinh tế, đạo đức suy đồi, giáo dục thấp kém nhất trong vùng Đông Nam Á, đĩ điếm, nghiện ngập, sì ke, ma túy, hối lộ, tham nhũng lan tràn, xuất cảng lao động, biển chết, đồi thì trọc, ô nhiễm môi trường tràn lan, hiện tượng của thời trung cổ hay thời nô lệ; đó là bức tranh của xã hội Việt Nam hiện nay.

Thử hỏi chế độ chính trị cộng sản có vì nhân dân?

Nếu cứ để đảng C ộng Sản nắm quyền thì Việt Nam rồi sẽ đi về đâu? Nếu chúng ta cứ sống vô cảm thì con cháu sau này sẽ bị nhồi nhét, phải làm nô lệ và bị cai trị bởi một thế lực tàn bạo, phải sống trong một môi trường bẩn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thể chế chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển quốc gia và dân trí. Hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc, tùy theo chế độ đó là một chế độ  độc lập hay lệ thuộc ngoại bang. Nó chính là mảnh đất tốt hay xấu, tùy theo thể chế đó là dân chủ hay độc tài, để cho hạt mầm là người dân có thể nẩy mầm hay không.

Ngày nào nước Việt chưa thay đổi từ thể chế chính trị độc tài cộng sản sang thể chế chính trị dân chủ, ngày đó nước Việt còn thua những nước chung quanh; nếu có tiến, thì người ta tiến 2 mình tiến 1, và sự tiến bộ này chỉ có lợi cho một thiểu số người là đảng đoàn cán bộ.

Nước Việt chưa phải là nơi đất lành chim đậu, ai có dịp bỏ nước ra đi là không muốn trở về, ngay cả con cháu đảng đoàn cán bộ, như chúng ta thấy ngày hôm nay. Một đất nước mà lúc nào dân cũng tìm cách trốn tránh, vô cảm thì đất nước đó làm sao có thể gọi là khá, thể chế chính trị đó làm sao có thể gọi là tốt đưọc.

Quỳnh Hương

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.