Đảng Việt Tân gây quỹ yểm trợ quốc nội: ‘Bất Chấp Bạo Quyền – Giúp Dân Cứu Dân’

Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, nói về tình hình đấu tranh trong nước tại buổi gây quỹ yểm trợ quốc nội với chủ đề “Bất Chấp Bạo Quyền – Giúp Dân Cứu Dân” do Đảng Việt Tân tổ chức tại Golden Sea, Anaheim, Nam California, hôm Chủ Nhật, 29/5/2022. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

GARDEN GROVE, California (NV) – Buổi gây quỹ yểm trợ quốc nội với chủ đề “Bất Chấp Bạo Quyền – Giúp Dân Cứu Dân” do Đảng Việt Tân tổ chức tại Golden Sea, Anaheim, hôm Chủ Nhật, 29 tháng Năm, với sự tham dự của nhiều thành phần công chúng.

Tại buổi gây quỹ, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, nói về tình hình đấu tranh trong nước và phong trào dân sinh ở Việt Nam, cũng như những lộ trình đấu tranh sắp tới của Việt Tân và đồng bào quốc nội.

Chủ đề “Giúp Dân Cứu Dân” nói lên điều gì? Tại sao có chủ đề này, được ông chủ tịch Đảng Việt Tân trình bày, khởi đầu với tình hình đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

“Trong vòng 12 tháng đầu, từ tháng Ba, 2020 đến tháng Ba, 2021, tại Việt Nam có tổng cộng 2.800 ca nhiễm và 35 người chết vì COVID-19. Cứ cho con số thống kê của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là chính xác, thì chính sách đối phó với đại dịch đã được thế giới ca tụng như là một mẫu mực thành công.”

“Thế nhưng khi biến chủng Delta bùng nổ vào mùa Xuân 2021 và tiếp theo đó là biến chủng Omicron, trong vòng 13 tháng, từ tháng Tư, 2021 đến tháng Năm, 2022, tổng số ca nhiễm ở Việt Nam từ 2.800 lên 10 triệu 700 ngàn ca nhiễm, số người chết từ 35 tăng vọt lên hơn 43.000 người! Tại sao có sự tăng vọt lên kinh khủng như thế chỉ trong vòng một năm?”

Quang cảnh buổi gây quỹ yểm trợ quốc nội với chủ đề “Bất Chấp Bạo Quyền – Giúp Dân Cứu Dân” do Đảng Việt Tân tổ chức tại Golden Sea, Anaheim, Nam California, hôm Chủ Nhật, 29/5/2022.

 

Ông Điềm chỉ ra là CSVN đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng. Thứ nhất là chỉ khi biến chủng Delta bùng nổ, họ mới vội vã đặt mua thêm thuốc, van xin thêm viện trợ! Thay vì phải chuẩn bị trước, họ chỉ khăng khăng phải tự đầu tư bào chế thuốc chích ngừa nội địa. Thành ra khi họ vội vã đặt mua thuốc và van xin viện trợ thì đã quá muộn, rất nhiều người đã bỏ mạng!” Đó là sai lầm thứ nhất của CSVN.

“Sai lầm thứ hai là cũng vì chủ quan, họ không quan tâm đến việc chuẩn bị hệ thống y tế tại Việt Nam, đến khi biến chủng Delta nổ ra, y tế Việt Nam không chịu nổi sức ép khi thiếu giường bệnh, thiếu máy thở, thiếu cả thuốc và nhân viên y tế, khiến thêm nhiều người phải bỏ mạng oan uổng!”

“Sai lầm thứ ba là để bảo vệ nguồn lợi kinh tế, CSVN đã buộc những công ty thuộc những khu chế xuất ở quanh vùng Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, phải tiếp tục làm việc trong lúc biến chủng Delta đang nổ ra. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ lúc COVID-19 bùng nổ, chính quyền đóng cửa hãng xưởng, đóng cửa văn phòng, yêu cầu nhân viên phải ở nhà và làm việc qua Internet.”

“Mấy chục ngàn công nhân phải ăn ngủ (chung chạ), làm việc ngay tại chỗ, đó chính là những ổ truyền nhiễm COVID-19. Khi bùng nổ đến mức không chịu nổi, người công nhân phải tháo chạy, từng đoàn người phải đi bộ hàng trăm, hàng ngàn cây số để trở về nhà ở Tây Nguyên, ở miền Trung. Đây chính là những sai lầm trầm trọng của CSVN,” ông Điềm kết luận.

Ảnh hưởng ấy đến hôm nay đã thấy rõ khi sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp lên cao, vật giá tăng vọt, chính quyền đưa ra những gói hỗ trợ chẳng đáng là bao, lại còn bị ăn chặn, ăn cắp bởi cán bộ. Dân nghèo chết vì dịch bệnh rồi, lại còn chết vì đói, đồng bào phải tự động đứng lên quyên góp cứu giúp lẫn nhau.

“Hiện tượng này cho chúng ta một niềm hy vọng người Việt Nam không vô cảm trước sự khổ đau của đồng bào kém may mắn hơn mình. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân cũng phát động chiến dịch ‘Giúp Dân Cứu Dân’ nhằm mục tiêu tiếp tay thêm phương tiện để hỗ trợ cho những nỗ lực cứu giúp đồng bào trong nước,” ông Điềm nói. 

Tại sao chưa có những cuộc đấu tranh lớn hàng trăm ngàn người ở Việt Nam? 

CSVN từ nửa thế kỷ qua đã tạo nhiều sai lầm nghiêm trọng do sự yếu kém và dốt nát của mình mà người dân đều thấy rõ, nhưng tại sao đến giờ này, Việt Nam vẫn chưa xảy ra những cuộc tranh đấu lớn với hàng trăm ngàn người dân như ở Hong Kong, Thái Lan, Miến Điện.

Ông Điềm cho rằng có hai lý do khiến tại Việt Nam chưa có những cuộc đấu tranh mạnh mẽ với đông người tham gia, “Lý do thứ nhất là tại các nước, lực lượng đối lập được luật pháp công nhận, họ hoạt động công khai, có báo, đài truyền hình của riêng, thậm chí họ có ghế trong quốc hội, có cả chính quyền như ở Miến Điện trước khi đảo chánh.”

“Lý do thứ hai đồng bào chưa dám đứng lên đấu tranh vì họ còn lo ngại sự đàn áp trả thù man rợ của bạo lực Cộng Sản. Nếu không có bộ máy công an, chắc chắn chế độ không còn đứng vững!,” ông Điềm tiếp.

Sức mạnh nằm trong tay số đông

Vậy chúng ta phải làm gì? Ông Điềm cho biết Đảng Việt Tân đẩy mạnh bốn lãnh vực.

Thứ nhất, tiến hành những công tác trong nước nhằm tranh đấu và bảo vệ quyền lợi cho đồng bào trên các lãnh vực dân sinh dân quyền trong lãnh vực xã hội mang tính kích thích, muốn có phải đòi, muốn được phải tranh đấu. Sức mạnh nằm trong tay số đông, đó là nền tảng của sức mạnh quần chúng đối đầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thứ hai, Đảng Việt Tân tìm mọi phương cách để xói mòn dần khả năng kiểm soát xã hội của Đảng Cộng Sản, đặc biệt trong tự do ngôn luận, tụ họp và tự do lập hội, trong đó mạng điện tử là một phương tiện chiến lược.

Thứ ba là làm việc với các chính phủ các nước tự do, các tổ chức nhân quyền, các định chế quốc tế để tạo áp lực nhân quyền lên CSVN.

Thứ tư là xây dựng hạ tầng cơ sở phát triển cán bộ đảng viên trong nước.

Cô Uyên Trần (bìa phải), chủ tịch Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, cho biết đoàn quyên tặng hiện kim đến Đảng Việt Tân, nhằm chia sẻ công cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt
Cô Uyên Trần (bìa phải), chủ tịch Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, cho biết đoàn quyên tặng hiện kim đến Đảng Việt Tân, nhằm chia sẻ công cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt

 

Đồng bào ở hải ngoại làm được gì để hỗ trợ?

Đảng Việt Tân đã đẩy mạnh một số hoạt động trong các lãnh vực: Đầu tiên trong cương vị là cử tri nơi đang sống, đồng bào có khả năng vận động các vị dân cử sở tại áp lực lên lĩnh vực nhân quyền của CSVN, nhằm tranh đấu bảo vệ quyền lợi thiết thực của đồng bào trong lãnh vực dân sinh dân quyền trong xã hội. Kế đến là đồng bào ở hải ngoại chính là cán bộ tuyên truyền, tiếp tay giới thiệu quảng bá những thông tin về tranh đấu cho nhân quyền với người thân, bạn bè trong nước. Sau cùng là với sự hiện diện của đồng bào trong buổi họp hôm nay, chính là hành động cụ thể tạo ra phương tiện để có thể hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh trong nước.

Tại buổi họp, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu do cô Uyên Trương, chủ tịch, đã trao tặng số tiền vận động được $1.465 và $200 do các em trong đoàn đóng góp thêm, để hỗ trợ công cuộc đấu tranh ở quê nhà.

Bà Trần Thị Thúy, cựu tù nhân lương tâm được trả tự do, đến Mỹ kể lại bà bị hăm dọa tạt axit và suýt bị bắt cóc, trước khi rời việt Nam. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt
Bà Trần Thị Thúy, cựu tù nhân lương tâm được trả tự do, đến Mỹ kể lại bà bị hăm dọa tạt axit và suýt bị bắt cóc, trước khi rời việt Nam. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt

 

Do sự vận động tại hải ngoại, cựu tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa bị kết án 13 năm tù, và cựu tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy bị kết án tám năm tù, cũng được trả tự do trước khi thủ tướng CSVN (Phạm Mih Chính) đến Hoa Kỳ hôm 11 tháng Năm.

Có mặt trong buổi gây quỹ, bà Trần Thị Thúy kể lại: “Trước ngày tôi rời Việt Nam, an ninh địa phương đến hăm dọa gia đình tôi, đòi tạt axit cho tôi đui hai mắt luôn để khỏi lên máy bay. Cuối cùng ngày 10 tháng Năm, tôi đến bệnh viện Hoàn Mỹ khám COVID-19 để lên máy bay, công an đã chận đường định bắt cóc tôi, chính tôi phải nhờ lãnh sự quán can thiệp. Xin cảm ơn đồng bào hải ngoại đã vận động đấu tranh, Bộ Ngoại Giao cùng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã giúp đỡ tôi rất nhiều.Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho cộng đồng và những tù nhân lương tâm vô tội.”

Con đường chúng ta đang đi còn dài và nhiều khó khăn, nhưng công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam so với mấy chục năm trước, đang tiến chứ không lùi, vị chủ tịch Đảng Việt Tân khẳng định tại buổi gây quỹ.

Văn Lan

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

(Video: Youtube Việt Tân)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.