DB Úc: Cáo buộc tội khủng bố cho Ts Quân là hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HẠ VIỆN QUỐC HỘI Thứ Năm, 10 tháng 5 năm 2012

Dân biểu LUKE SIMPKINS (Khu vực bầu cử Cowan)

DB Simpkins: Ngày Chủ Nhật vừa qua tôi đã tham dự Lễ Phật Đản cùng với cộng đồng người Việt tại đơn vị cử tri Cowan. Lễ Phật Đản bao gồm việc đản sinh, sự giác ngộ và qua đời của Đức Phật. Đây là thời điểm thích hợp để nghiệm lại một thực tế là cho đến ngày hôm nay tại Việt Nam người dân vẫn không có tự do phát biểu, tự do thờ phụng, tự do đi lại mà không bị công an theo dõi chặt chẽ.

Trong những năm gần đây đã có vô số nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền bị nhà cầm quyền Hà Nội đối xử tàn tệ và bị giam giữ tùy tiện. Nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đã đồng cam cộng khổ với những khó khăn của người trong nước và đẩy mạnh thay đổi dân chủ qua những nỗ lực quần chúng ôn hoà. Một thí dụ là việc Ts Nguyễn Quốc Quân bị bắt vào Tháng Tư vừa qua khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Theo các bài báo được truyền thông nhà nước phổ biến thì Ts Quân đã bị cáo buộc tội danh khủng bố dựa theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Sự cáo buộc tội khủng bố cho Ts Quân bởi nhà nước Việt Nam là hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ. Ts Quân là một cựu giáo chức bậc trung học ở Việt Nam, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu và là một thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ. Việc bắt giam Ts Quân là bằng chứng mới nhất của việc Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục trấn áp những nhà bảo vệ nhân quyền cũng như những người lên tiếng chống lại họ. Tôi thách thức chế độ Hà Nội đưa bằng chứng cho những cáo buộc của họ trước toà án công luận Việt Nam và thế giới. Ts Quân cũng như tất cả những tiếng nói lương tâm khác phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện.

Trong bài phát biểu tại Lễ Phật Đản tôi đã nhấn mạnh là ở nước Úc chúng ta rất may mắn được hành xử tự do những quyền hạn của mình và chúng ta được luật pháp bảo vệ chống lại những người hành xử sai trái – chứ không giống như ở Việt Nam, nơi mà những vi phạm pháp luật lại được dàn dựng từ chính những nhân viên chính phủ và địa phương trên toàn nước. Một thí dụ mới đây chứng tỏ hệ thống tư pháp bị nhà nước kiểm soát là vụ cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân tại Văn Giang một cách bất hợp pháp, những đất đai mà người dân đã làm lụng vất vả hằng bao nhiêu năm trời và lệ thuộc vào đó để kiếm bữa cơm. Những nông dân ở đó đã bị những cán bộ địa phương dùng lực lượng quân đội với vũ khí và lựu đạn, mà họ gọi là “công an nhân dân”, để ép họ phải rời bỏ những mảnh đất mà họ làm chủ. Nhiều nông dân đã mất trắng tất cả, kể cả một mái nhà, và nhà cầm quyền đã bỏ mặc họ để cho những việc đàn áp đó tiếp tục xẩy ra.

Tôi cho rằng Quốc Hội này nên, như tôi vẫn làm, nhắm tới một nước Việt Nam dân chủ trong đó người dân Việt Nam tự quyết định tương lai của họ, một nước Việt Nam trong đó mọi người được tự do hành đạo mà không phải sợ hãi, và một nước Việt Nam nơi người dân có quyền phát biểu tự do, nơi mà chính phủ phải chịu trách nhiệm trước người dân chứ không phải người dân phải chịu trách nhiệm trước chính phủ.

Việt Thi chuyển ngữ

***

SPEECH

Date Thursday, 10 May 2012 Source House

Speaker Simpkins, Luke, MP

Mr SIMPKINS (Cowan): Last Sunday I celebrated the birthday of Buddha, also known as Vesak Day with the Vietnamese community in the electorate of Cowan. The celebration of Vesak includes the birth, enlightenment and passing of Gautama Buddha. It is the right time to reflect on the fact that to this day in Vietnam people do not have the freedom to speak, the freedom to worship, the freedom to travel without being under strict police surveillance.

In recent years, countless Vietnamese democracy activists and human rights offenders have been subjected to ill-treatment and arbitrary dentition by the Hanoi regime. Many Vietnamese people from inside and outside the country have endeavoured to help shoulder the hardship and further democrat change in Vietnam through peaceful grassroots action. An example is Dr Nguyen Quoc Quan, who, in April 2012, was detained upon arrival at Saigon airport. According to stories published by the state controlled media, Dr Quan has been charged with terrorism under the Vietnamese penal code.

The Vietnamese government’s accusations of terrorism against Dr Quan are completely fabricated and have no basis. Dr Quan is a former high school teacher in Vietnam, a long-term democracy activist and a member of Viet Tan, the democracy party. His detention is the latest example of the Vietnamese Communist Party’s ongoing crackdown on human rights defenders and anyone who speaks against them. I challenge the Hanoi regime to prove its accusations in the court of Vietnamese and international public opinion. Dr Quan and all other voices of conscience must be released immediately and unconditionally in Vietnam.

In my Vesak speech I highlighted that in Australia we are very lucky and fortunate that we can exercise our rights freely and that we have a legal system that protects us from the wrongdoer—unlike in Vietnam, where the abuse of laws is orchestrated by local officials and government officials throughout the country. A current example of the legal system being controlled by the government is in the Van Giang district, where land has been unconstitutionally confiscated from farmers—land that they have worked so hard on for many years and lands that families depend upon to put food on the table. Farmers in this district are facing the use of military force, weapons and grenades to force them out of their rightfully owned land by local officials—by what the regime calls the ’people’s police’. Many farmers have lost everything, including a roof over their head, and yet the government turned away and let these harassing persecutions continue.

I believe that this parliament should aim, as I do, for a democratic Vietnam where the Vietnamese people determine their own future, a Vietnam where everyone is free to practise their religion without fear, and a Vietnam where Vietnamese people can speak freely and where the government is accountable to the people and not where the people are accountable to the government.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.