Để Đất Nước Chuyển Hóa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam lúc nào cũng đi sau đàn anh Phương Bắc nhiều năm, có khi là cả chục năm hay vài chục năm. Đó là hiện tượng nhiều người nhìn thấy, không chỉ về phương diện đổi mới kinh tế mà còn cả các sinh hoạt xã hội, văn học và một phần là chính trị.

Những chuyển hóa về mặt hệ tư tưởng đó hôm Thứ Hai 7-7-2008 đã hiện ra dưới một hình ảnh đầy biểu tượng: Bản tin nhà nứơc Xinhua từ Bắc Kinh loan tin rằng hình ảnh Mao Trạch Đông sẽ bị xóa trên một tờ giấy bạc mừng Thế Vận.

JPEG - 59.8 kb

Bạn hãy nhìn thế này mới thấy được bước nhảy vọt lớn đó: Thử hình dung rằng có một ai đó ở Hà Nội đưa đề nghị là khi in tiền giấy, xin đừng để dân chúng mình ngó “cái bản mặt anh già đó…” Cứ thử nói vậy xem, dù là lý luận cao siêu thế nào, cũng sẽ lãnh đòn hội chợ liền. Thế cho nên, khi sinh viên biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn hồi cuối năm 2007 để phản đối Trung Quốc chiếm đảo, lấn biển… luôn luôn tuổi trẻ Việt Nam ở quê nhà vẫn phải mang theo ảnh ông Hồ để làm bùa hộ mạng.

Bản tin AP hôm Thứ Hai ghi theo tin của Xinhua nói rằng Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc sẽ mừng Thế Vận Bắc Kinh bằng cách in ra giấy bạc mới có mệnh giá 10-yuan, tương đương 1.45 đô la Mỹ, giá tương đương một cuốc xe taxi ngắn nhất ở Bắc Kinh.

Nhẹ thở cho dân cả nước Trung Quốc là anh già Mao Trạch Đông sẽ vắng mặt trên giấy bạc mới này, mà thay vào đó sẽ là một bản vẽ Sân Vận Động Quốc Gia, nơi còn gọi là Tổ Chim vì hình như tổ chim, và trên giấy bạc cũng là huy hiệu của Thế Vận Bắc Kinh. Cả hai hình ảnh này sẽ in trên hậu cảnh là Ngôi Đền Ngọc Hoàng Thiên Đế, một trong những địa điểm biểu tượng của Bắc Kinh.

Vậy rồi họ Mao biến đi đâu? Sao không để lại để hù dọa những “bọn phản động”?

Bản tin AP viết tiếp rằng mặt sau của giấy bạc là hình pho tượng một lực sĩ Hy Lạp ném đĩa và con số 2008 viết theo kiểu chữ Ả Rập.

Ngân hàng nói là sẽ phát hành ra 6 triệu tờ giấy bạc này kể từ Thứ Ba, xem như một kỷ niệm nhỏ.

Thực tế, câu chuyện naỳ đối với dân Mỹ, Pháp, Anh… chắc chắn là không có ý nghĩa bao nhiêu. Xem như chuyện nhỏ mùa lễ hội mới của Trung Quốc. Nhưng đối với những người nhiều thập niên sống dưới các chế độ cộng sản kiểu Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba thì chuyện này không hề là chuyện nhỏ tí nào.

JPEG - 74.4 kb

Hãy hình dung rằng trong các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn hồi cuối năm 2007, giới trí thức và sinh viên quốc nội thay vì mang hình ảnh ông Hồ mà lại mang theo hình ảnh Đức Thánh Trần Hưng Đaọ, người đã ba lần đẩy lui quân Phương Bắc. Hãy hình dung như thế xem,,, rồi hình dung xem bàn tay của đảng CSVN sẽ đàn áp thô bạo ra sao.

Không phải vì Nông Đức Mạnh muốn bảo vệ hình ảnh ông Hồ như kiểu cậu con bảo vệ ông bố, không phảỉ thế. Nhưng chỉ vì khi các cụ Mác, cụ Lê đã mất giá ở Việt Nam rồi, nhà nứớc mới bám vào chiếc phao tư tưởng ông Hồ để làm lá bùa yểm trấn nhằm giữ bình an chế độ.

Và thử hình dung xem có ai trên Ngân Hàng Trung Ương CSVN đề nghị in giấy bạc mới để mừng 1,000 năm Hà Nội mà xin đừng in hình ảnh ông Hồ.

Đúng là Việt Nam đang có những bước chuyển hóa, để thoát khỏi đói nghèo. Nhưng thực ra vẫn cò các bứớc trì hãm khác. Đúng là thế giới đang khuyến khích nhà nứớc Hà Nội tăng tốc phát triển để bỏ xa một thời bao cấp, nhưng các chuyển hóa này sẽ đi xa tới đâu, và sẽ ngừng nơi biên giới nào.

Đại Sứ Mỹ Michael Michalak từng nói khi tiếp xúc với dân Việt tại Quận Cam mấy năm trước rằng ông hy vọng giáo dục sẽ chuyển hóa Việt Nam, và đó là hướng ưu tiên mà Hoa Kỳ muốn giúp Hà Nội, qua đó ông hy vọng trong hai thập niên tới sẽ có 75% thành phần lãnh đạo chính phủ Hà Nội là người đã tốt nghiệp các đại học Hoa Kỳ.

Hay như nước Úc. Mới gần nhất là Ngoại Trưởng Úc Châu Stephen Smith khi viếng thăm hai ngày trong tuần qua tại Việt Nam, ông nói là Úc Châu sẽ giúp Việt Nam cải thiện nguồn cung cấp điện cho các vùng nông thôn và thúc đẩy công cuộc giáo dục cấp cao — trong đó nước Úc sẽ gia tăng số học bổng dành cho sinh viên Việt Nam muốn qua Australia theo học cấp bậc tiến sĩ và hậu tiến sĩ.

Đúng là giaó dục sẽ đào tạo một giới trí thức mới cho Việt Nam. Thế nhưng, tại sao Hà Nội không sử dụng các giới trí thức cấp tiến đang có sẵn trong nước?

Bản tin Đài BBC tuần này cho biết là nhà nước CSVN đang có ý định dẹp bỏ Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) bằng cách sẽ cho thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Bản tin cho biết đây là viện nghiên cứu chính sách tư nhân đầu tiên của Việt Nam mang tính chiến lược theo dạng thức ’think tank’. Bởi vì dư luận cho biết giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Viện IDS có thể bị thu hồi do một số nhân vật ở các cơ quan quản lý và chuyên môn của nhà nước CSVN cho rằng Viện “có những nghiên cứu không phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước.”, và một số người trong đó đã cho rằng Viện nghiên cứu mang tính chiến lược theo dạng thức ’think tank’ này đã hoạt động vượt qua chức năng đăng ký được cho phép của mình.

JPEG - 49.6 kb
TS Nguyễn Quang A

TSKH. Nguyễn Quang A, Viện trưởng của Viện IDS trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC Việt ngữ hôm 07-7-2008, đã xác nhận là có ’tin đồn’ nhưng ông nói: “Tôi cũng có nghe người ta kháo nhau như vậy. Và chúng tôi thì không quan tâm đến các tin đồn”.

Tuy nhiên, ông Quang A cũng cho biết, ông và các đồng nghiệp thuộc Ban lãnh đạo của Viện đã chuẩn bị sẵn tâm thế trong trường hợp tin đồn trở thành sự thực, tức là khi Viện của ông bị yêu cầu đóng cửa.

Bản tin BBC cho biết Viện Nghiên cứu Phát triển IDS được thành lập vào cuối năm 2007 tại Hà Nội. Đây là một Viện nghiên cứu 100% tư nhân và do các nhà khoa học, các thành viên sáng lập tư nhân, góp vốn xây dựng…

Viện trưởng Nguyễn Quang A đã cho biết qua đài BBC rằng, từ khi thành lập đến nay, Viện đã tổ chức được 15 cuộc Tọa đàm khoa học về chính sách, chiến lược trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới giáo dục, y tế, thể chế v.v… Viện hoạt động trên cơ chế độc lập và mở. Độc lập cả về quan điểm nghiên cứu tới cơ chế tài chính, không chịu sự ảnh hưởng của bất cứ ai, kể các nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân và các nhà tài trợ.

Tại sao như thế? Nếu Hoa Kỳ và Úc Châu giúp đào tạo được một thế hệ trí thức mới cho Việt Nam, và rồi giới trí thức mới cũng bị áp lực đóng cửa như Viện IDS thì sao?

Có lẽ, đây cũng là một chuyên đề mới cho Viện IDS nghiên cứu để tổ chức tọa đàm khoa học về “chiến lược giáo dục khi trí thức du học về bị hù dọa bịt miệng…” Hay là phải chờ tới khi giấy bạc VN bỏ đi hình ảnh ông Hồ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…