Diễn Đàn

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.

Trung tâm thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, chụp ngày 9/9/2024. Ảnh: Internet

Cứu giúp bà con vùng bão lũ?*

Bà con thương nhau thì hãy tiết kiệm tiền bạc và sức khỏe để đến với đồng bào mình trong việc tái thiết cuộc sống của họ. Đừng để “lũ rút thì người cũng rút,” vì lúc ấy người dân vùng lũ sẽ cần hơn hết sự chia sẻ về sức người sức của của cả nước. Dọn dẹp sau lũ, dựng lại nhà cửa, mua sắm công cụ, giống má…, tất cả đều cần tiền.

Trụ sở VNG Campus của công ty ở Quận 7, TP.HCM. Các trang tin chính thống của Việt Nam đưa tin công an đã khám xét địa điểm này nhưng sau đó gỡ bỏ thông tin này. Ảnh: vng.com.vn

VNG

Nếu VNG không qua khỏi đại nạn này, nếu những lãnh đạo tiên phong của ngành công nghệ Việt Nam phải vào tù, sẽ còn rất lâu Việt Nam mới có thêm một “kỳ lân” đủ tiêu chuẩn IPO. Tôi hi vọng người ta sẽ rất cân nhắc, trước khi “xử” VNG vì bất cứ lý do gì.

Chương trình talkshow chủ đề "Đọc và học bằng tinh thần hoài nghi" do Alpha school tổ chức. Ảnh: Alfa School

Giáo dục khai phóng nhìn từ hiện tượng Chu Ngọc Quang Vinh

Sự việc anh Quang Vinh cho chúng ta những suy nghĩ. Tôi tin chắc rằng ở xứ văn minh, tiến bộ, một người có ý kiến như anh Quang Vinh được quý trọng. Xã hội văn minh khuyến khích các phát hiện mới, cách đặt vấn đề mới. Không có câu hỏi nào, ý kiến nào là ngu dốt, câu nói ấy đã thành khẩu hiệu!

Chu Ngọc Quang Vinh (SN 2008), học lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái thắng cuộc thi tháng chương trình 'Đường lên đỉnh Olympia.' Ảnh: báo mạng Thị trường Tài chính

Kinh hoàng một vụ đấu tố!

Quả là một cuộc “đấu tố” tàn bạo với một thiếu niên chỉ vì dám bộc lộ thật suy nghĩ và sự thật ấy làm kinh động cả một guồng máy cai trị. Những “phát hiện ra những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật,” hoặc nghĩ về “đảng [CSVN]  như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài…” không phải là cảm xúc đột ngột hoặc nông cạn của cậu học sinh tên Vinh mà là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mọi thành phần, mọi lứa tuổi, sinh sống ở mọi miền đất nước, chỉ trừ đám quan chức đảng viên ăn trên ngồi trốc trong guồng máy cai trị.

Thấy gì từ em Chu Ngọc Quang Vinh?

Tôi viết những dòng chữ này gửi đến Quang Vinh – người học sinh cần được tôn trọng, bao dung và rộng lượng. Đừng làm hoen ố tâm hồn và hình ảnh của em bằng lòng dạ hẹp hòi và trí thức hạn hẹp riêng mình…

Dòng trạng thái trên Facebook của Chu Ngọc Quang Vinh hình ảnh Chu Ngọc Quang Vinh đoạt chiến thắng tháng trong cuộc thi hồi tháng 11/2023. Ảnh: VTV/Facebook Chu Vinh/RFA edit

Vụ nam sinh ‘Đường lên đỉnh Olympia’: Công an vào cuộc là quá mức?

“… Dùng công an để triệu tập em ấy chỉ vì một việc rất đơn giản đã dẫn đến việc cả nước biết, cả thế giới biết thì vô tình phơi bày lãnh đạo của Việt Nam thiếu dân chủ, thay vì ủng hộ chính quyền thì bây giờ số đông lại quay sang phê phán chính quyền.” (Thầy giáo Đỗ Việt Khoa)

PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Giáo Dục Thời Đại

Trao đổi với PGS Nguyễn Xuân Thành về Dự thảo Thông tư dạy thêm học thêm

Học thêm chỉ chính đáng khi nào? Khi nhà trường đã hoàn thành trách nhiệm giáo dục của mình bằng cách dạy đúng, dạy đủ, dạy có hiệu quả, dạy đạt mục tiêu (bắt buộc). Ngoài điều này ra, nếu học sinh nào vẫn muốn học thêm thì lúc đó mới gọi là “chính đáng.” Và xin lưu ý, việc ấy phải được thực hiện ở bên ngoài nhà trường và không do các giáo viên đang hưởng lương ngân sách thực hiện.

Những ngày đầu của Cách mạng tháng 8. Ảnh: tư liệu - FB Dao Pham Viet

Chuyện gì đã thực sự xảy ra trong tháng 8/1945?

Cách mạng tháng 8 là một cuộc cách mạng được thừa nhận ở cả VNCH và VNDCCH. Nhưng vào thời điểm nó diễn ra, có lẽ ít ai ngờ được tất cả những sự kiện sau đây chỉ là khởi đầu cho tấn bi kịch mang tên Việt Nam.

Xin trích dẫn lại các báo thời đó để cùng nhìn lại dòng sự kiện mà không bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền tô vẽ ngày nay. Mỗi mẩu tin bên dưới là một câu chuyện riêng, rất đáng giá cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu…

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…