Diễn Đàn

Cháy chung cư mini phố Khương Hạ ở thủ đô Hà Nội khiến 56 người tử vong. Ảnh: FB Manh Dang - Việt Tân edited

Hoả hoạn phố Khương Hạ, nguyên nhân chỉ có một

Nếu là một chính quyền lương hảo có trách nhiệm, đã không để tồn tại những căn chung cư xây dựng trái phép như vậy. Nếu quản lý đô thị có trách nhiệm, đã không để tồn tại những con hẻm nhỏ không thể cứu hỏa như vậy. Nếu công an phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm, đã buộc chủ nhà phải làm lối thoát hiểm, phải trang thiết bị chữa cháy, có phương án chữa cháy nơi hẻm nhỏ và kịp thời đến cứu hộ hiệu quả…

Tổng Thống Joe Biden (trái) và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng duyệt binh tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, Việt Nam, hôm 10/9/2023. Ảnh minh họa: Saul Loeb/ AFP via Getty Images

Biden có quay lưng với nhân quyền?

Một câu hỏi thú vị là phải chăng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi theo hướng thực dụng, theo đuổi các lợi ích về địa chính trị thay vì khuếch trương giá trị tự do mà người Mỹ vẫn thường khoe khoang. Và một sự thay đổi như vậy, nếu có, sẽ tác động như thế nào đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam?

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay trong cuộc gặp tại Vostochny Cosmodrome ở vùng Amur ngày 13/9/2023. Ảnh: Vladimir Smirnov/ AFP/ Getty Images

Liên minh “hủi” của thế giới

Cuộc gặp gỡ “lịch sử” của hai tay trùm độc tài, độc ác, bị thế giới ruồng bỏ và nguyền rủa – để bàn tính trao đổi thêm vũ khí giết người, đe dọa hòa bình nhân loại và trả thù thế giới tự do văn minh đã tẩy chay chúng – xảy ra tại Nga ngày 13/9/2023 đã được truyền thông quốc tế tường thuật với nhiều lo ngại, chế giễu và mai mỉa.

Nhà báo Mai Phan Lợi trước khi bị bắt. Ảnh: FB Lợi Mai Phan

Ông Mai Phan Lợi được trả tự do sớm 18 tháng, ngay trước chuyến thăm của TT Biden

Trong báo cáo nhân quyền năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc tới ông (Mai Phan) Lợi và ba lãnh đạo xã hội dân sự khác bị chính phủ Việt Nam bắt giam với tội danh trốn thuế, đồng thời dẫn lại lời của các tổ chức nhân quyền tin rằng những cáo buộc này gắn liền với hoạt động xã hội hoặc môi trường của các cá nhân này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp báo tại Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023. Ảnh: Reuters

Truyền thông nhà nước Việt Nam kiểm duyệt phát biểu của TT Biden về nhân quyền

Phát biểu của ông Biden về nhân quyền, theo bản ghi do Nhà Trắng công bố và theo video thu trực tiếp tại hiện trường, nói:

“Tôi cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về vấn đề đó.”

Trong khi đó, phiên bản được sử dụng trên truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ nói: “Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người.”

G20, hội nghị bàn tròn chung quanh thủ tướng Ấn Độ về một dự án để cạnh tranh với Con đường Tơ lụa Trung Quốc, 9/9/2023. Ảnh: AP - Evelyn Hockstein

Mỹ đề xuất một dự án cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc?

Trong một cuộc họp bàn tròn, Tổng thống Biden nói đến một sự kiện “thực sự quan trọng và mang tính lịch sử.” Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu bà Ursula von der Leyen xem đây “không chỉ là một thỏa thuận về các tuyến đường xe lửa hay liên quan đến các dự án xây dựng hệ thống cáp quang.” “Hành lang” này là một “đầu cầu về công nghệ xanh, về công nghệ kỹ thuật số giữa các châu lục và các nền văn minh.”

Tổng thống Mỹ, Joe Biden (trái) họp riêng với Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi trước khi G20 chính thức khai mạc tại New Delhi. Ảnh ngày 8/9/2023. Ảnh: AP - Evan Vucci

Cuộc gặp Biden – Modi: Lãnh đạo Mỹ – Ấn ngợi ca “quan hệ đối tác vững chắc và lâu bền”

Hai nhà lãnh đạo Mỹ – Ấn đã đề cập đến việc triển khai hai nhóm làm việc chung để nghiên cứu và phát triển công nghệ 5 và 6G mới, được gọi là Open RAN, cho phép giảm lệ thuộc vào thiết bị của các nhà sản xuất trong ngành viễn thông. Sau đó, họ thảo luận về sự phát triển của ngành công nghiệp chất bán dẫn ở Ấn Độ, trong bối cảnh hai công ty Mỹ đã thông báo đầu tư hơn một tỷ Euro để mở các nhà máy và trung tâm nghiên cứu ở Ấn Độ.

12 tổ chức quốc tế thúc giục TT Biden áp lực Hà Nội chấm dứt đàn áp chính trị

Trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và 11 tổ chức nhân quyền quốc tế đã gửi một thư chung đến người đứng đầu Nhà Trắng, thúc giục ông gây sức ép lên Hà Nội để buộc Việt Nam chấm dứt đàn áp chính trị đối với các tiếng nói thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa, trong đó có nhắc đến hai blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA).