Ông Mai Phan Lợi được trả tự do sớm 18 tháng, ngay trước chuyến thăm của TT Biden

Nhà báo Mai Phan Lợi trước khi bị bắt. Ảnh: FB Lợi Mai Phan
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà báo Mai Phan Lợi bất ngờ được trả tự do vào sáng ngày 10/9, ngay trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội, sớm 18 tháng so với bản án 45 tháng tù giam.

Ông Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), bị bắt vào tháng 6/2021 với cáo buộc “trốn thuế” vì bị cho là đã chỉ đạo cấp dưới không kê khai, không lập hóa đơn để chiếm đoạt gần hai tỷ đồng tiền thuế cho các khoản tài trợ nước ngoài cho các dự án của trung tâm.

Trong phiên toà đầu năm 2022, ông bị kết án 48 tháng tù giam. Trong phiên phúc thẩm sau đó, ông được giảm ba tháng tù so với phiên sơ thẩm.

Vào sáng ngày 10/9, ông được công an đưa từ Trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) về nhà riêng ở Hà Nội, một nhà hoạt động xã hội và là bạn thân của gia đình cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết vào ngày 13/9.

Việc anh Lợi được phóng thích sớm là một điều bất ngờ đối với cả anh và gia đình. Anh được trại giam thông báo làm thủ tục và rời trại giam trong sáng sớm ngày chủ nhật còn gia đình thì hoàn toàn không được báo trước việc anh được trở về,” người bạn của gia đình nói với RFA trong điều kiện ẩn danh.

Người này cho biết thêm, việc ông Lợi được phóng thích trước thời hạn có liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vì Đại Sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã vận động cho ông cùng với nhiều nhà hoạt động khác trong thời gian qua.

Trong báo cáo nhân quyền năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc tới ông Lợi và ba lãnh đạo xã hội dân sự khác bị chính phủ Việt Nam bắt giam với tội danh trốn thuế, đồng thời dẫn lại lời của các tổ chức nhân quyền tin rằng những cáo buộc này gắn liền với hoạt động xã hội hoặc môi trường của các cá nhân này.

Hai nhà hoạt động khác ở Hà Nội cũng xác nhận với RFA về việc ông Lợi được trả tự do trước thời hạn, tuy nhiên cả hai không đưa thêm bình luận gì.

Phóng viên gửi email tới Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với đề nghị bình luận về thông tin vận động cho sự tự do của ông Lợi, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Ông Lợi, sinh năm 1971, là một trong năm nhà hoạt động xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp bị bắt trong thời gian gần đây với cáo buộc “trốn thuế” theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự.

Bốn người khác bao gồm khôi nguyên giải thưởng môi trường danh giá Goldman năm 2018 – bà Nguỵ Thị Khanh, Luật sư Đặng Đình Bách, anh hùng môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, và ông Bạch Hùng Dương – giám đốc của MEC.

Truyền thông nhà nước đưa tin trong phiên phúc thẩm, ông Lợi thừa nhận “sai sót” và “mong muốn hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt” trong khi luật sư nói ông Lợi đã tác động gia đình trong việc khắc phục 800 triệu đồng.

Ông Lợi từng là phó tổng thư ký toà soạn, trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội trước khi cùng hai người khác góp vốn thành lập Trung tâm MEC vào năm 2012.

Ông và Luật sư Đặng Đình Bách là thành viên của nhóm Tư vấn của Việt Nam về Hiệp định Thương mại Tự do với Liên Minh Châu Âu (EVFTA). Cả hai bị bắt giữa năm 2021 sau khi nộp đơn tham gia Mạng lưới VNGO-EVFTA, một nhóm gồm 7 tổ chức dịch vụ cộng đồng được thành lập để phối hợp các hoạt động liên quan đến EVFTA.

Sau khi ông Lợi bị bắt, một số chính phủ phương Tây và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông. Nhóm Công tác về Bắt giữ Tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc ra văn bản nói việc bắt giữ và kết án ông mang tính độc đoán và thúc giục Hà Nội phóng thích ông.

Trong khi ông Lợi và bà Nguỵ Thị Khanh được giảm án thì ông Đặng Đình Bách hiện đang bị trấn áp trong Trại giam số 6 (Nghệ An), nơi ông đang thụ án tù năm năm.

Gia đình ông Bách cho biết ông bị đánh bởi quản giáo cuối tháng trước sau khi gọi điện thông báo cho gia đình việc bốn tù nhân chính trị bị một nhóm người cầm dao xông vào buồng giam đe doạ.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.

Những hệ lụy khi cấm xe máy xăng trong nội đô

Việc thủ tướng công bố Hà Nội cấm xe xăng trong phạm vi Vành đai 1 (nội đô), mình cho là quá vội vã. Lẽ ra việc này nên cần một lộ trình chuyển đổi từ 3-5 năm. Cần thông báo công khai cho người dân và thực hiện cho đúng.

Một trong nhiều hoạt động của đảng Việt Tân tại Úc

Việt Tân tham dự buổi tham vấn với Bộ Ngoại giao Úc

Trước thềm cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc – Việt theo dự trù diễn ra vào khoảng cuối tháng Bảy năm nay, Bộ Ngoại giao Úc đã mời đảng Việt Tân tham dự buổi tham vấn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm 14/7/2025