Diễn Đàn

Cả dãy phố thương mại đóng cửa ở Sài Gòn. Ảnh: Tuổi Trẻ

7 tháng qua, 113.300 doanh nghiệp ‘rút khỏi thị trường’ ở Việt Nam

Chỉ trong bảy tháng đầu của năm 2023, có tới 113.300 doanh nghiệp lớn nhỏ “rút khỏi thị trường” tại Việt Nam, dấu hiệu nền kinh tế không mấy sáng sủa.

…Nhóm từ “rút khỏi thị trường” diễn tả một cách bóng bẩy các cách nói bình dân như “dẹp tiệm,” “đóng cửa.”

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet

Chuyến bay giải cứu: 4 án chung thân, không có án tử

Bốn bị cáo chủ chốt bị tù chung thân, trong đó có một bị cáo thoát án tử, trong khi bản án dành cho cựu thứ trưởng nặng hơn mức án đề nghị, Tòa án Hà Nội đã tuyên hôm 28/7 sau ba tuần xét xử phiên tòa chuyến bay giải cứu.

Ba trong số bốn bị cáo bị án chung thân là những quan chức ăn hối lộ nhiều nhất để cấp phép chuyến bay giải cứu,…

Hàng ngàn fan Việt đổ về Nội Bài đón BlackPink. Ảnh: FB Việt Tân

Việt Nam cần làm gì để có lớp trẻ tài hoa như BlackPink

Nhìn vào giới trẻ Hàn Quốc với những BlackPink, ta thấy tài năng, sức sống, óc thực tiễn và một tinh thần dân tộc không nhiều lời. Tất nhiên, để có những lớp người như thế, xã hội, chính trị, giáo dục của xứ Nam Triều Tiên phải được xây dựng trên tinh thần thiết thực, văn minh, khai phóng, chứ không phải quanh năm chạy theo thành tích giả để báo cáo cho nhau nghe rồi ngồi vỗ tay giữa tiếng rao xao xác của những gánh hàng rong giữa trưa hè nhễ nhại.

Người dân Huế trở về sau khi Việt Cộng bị đẩy lùi khỏi thành phố sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ảnh minh họa: Terry Fincher/ Express/ Getty Images

Cái chết của một hồng vệ binh

Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà văn, một cán bộ Cộng Sản có tiếng tăm ở Việt Nam, vừa qua đời hôm 24 Tháng Bảy tại Sài Gòn, chỉ 18 ngày sau cái chết của vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Lẽ ra chúng tôi không cần quan tâm, nhưng suốt mấy ngày qua người Việt ở cả trong nước và ngoài nước cãi nhau ầm ĩ về vai trò của ông này trong vụ thảm sát hàng ngàn dân Huế hồi Tết Mậu Thân 1968, khơi lại những ký ức tưởng chừng đã xa xăm, mở lại những tài liệu tưởng chừng đã quên lãng nên bứt rứt và có đôi dòng hầu bạn đọc.

Người cao tuổi vẫn phải mưu sinh ở TP.HCM. Ảnh: RFA

Tốc độ già hóa nhanh, tăng trưởng kinh tế chậm và áp lực an sinh xã hội tại Việt Nam

“Đừng sợ chưa giàu đã già mà nên xem làm gì khi xã hội già hóa.
Đây là vấn đề cho nhà nước Việt Nam. Hiện nay họ quá tập trung vào kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhằm dùng lao động cơ bắp, sản xuất để xuất khẩu.

…Vấn đề chính để phát triển là tăng năng suất lao động tổng thể, tức là phải tăng cường hiểu biết, thông qua giáo dục, đặc biệt là giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp, chứ đâu phải tăng số người có bằng tiến sỹ.” (TS Vũ Quang Việt)

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa "bay giải cứu." Ảnh: VnExpress

Vạch áo, lột áo và xé áo

Nhưng sự đòi hỏi cho một xã hội tiến bộ bền vững, thì không được phép dừng lại. Xã hội phải kiên nhẫn (đi kèm thiện chí) gây áp lực để từ chỗ dám vạch áo, cần phải tiến tới lột bỏ và cuối cùng xé tan cái áo gian dối, để thay bằng một cái áo khác không chỉ sạch sẽ hơn mà còn luôn có khả năng tự tố cáo sự ô nhiễm của kẻ khoác nó.

Bị cáo Hoàng Văn Hưng - cựu điều tra viên vụ án - tại phiên xử vụ "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Tiền Phong

Phiên xử “chuyến bay giải cứu”: Kịch bản nào khi không đủ chứng cứ kết tội cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng?

Trong lời nói sau cùng trước khi tòa chuyển sang phần nghị án, bị cáo Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng Phòng Chính trị Hậu cần, Cục An ninh Điều tra – Bộ Công an; nguyên điều tra viên vụ án chính của chuyên án chuyến bay giải cứu giai đoạn đầu – vẫn khẳng định mình vô tội và “tin tưởng Hội đồng Xét xử sẽ có phân tích thấu đáo, khách quan để đưa ra phán quyết chính xác nhất, đúng quy định pháp luật nhất cho bị cáo.”

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án (253 lần), tại phiên tòa xử vụ "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Thanh Niên

Cơ chế “xin – cho”

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế “xin – cho.” Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng.

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet

Giải cứu những phiên tòa

Xử một vụ chuyến bay giải cứu, hay trăm vụ, ngàn vụ, dù lớn hơn thế nữa, nhưng nếu không thay đổi cái cơ chế hiện tại thì tham nhũng và tội phạm trong nhà nước không cách gì diệt sạch được. Công cuộc chống tham nhũng, vì thế, dù có quyết tâm đến mấy, nghiêm khắc đến mấy, dù tử hình 18 hay cả 54 bị cáo, thì vì cái gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng vẫn còn sừng sững ở đó, nên sẽ tiếp tục mọc chồi, tua tủa vươn lên.

Khu trục hạm tàng hình lớp Mogami của Nhật Bản đang chuyển giao cho Indonesia với hình thức "hợp tác công nghệ." Ảnh: Reuters

Hợp tác quân sự Nhật Bản-Đông Nam Á: Vì sao Việt Nam tụt lại phía sau?

Gần đây, các hợp tác quân sự của Nhật Bản với Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Malayisa diễn ra với nhiều kết quả vụ thể. Bất kể Nhật Bản có vấn đề với Hiến pháp chế tài việc xuất khẩu vũ khí, bằng nhiều cách khác nhau, Indonesia có thể mua khu trục hạm tiên tiến của Nhật, Philippines có thể mua máy bay chống tàu ngầm. Trong khi đó, hợp tác quân sự giữa Nhật và Việt Nam diễn ra chậm chạp và như “bị bỏ lại phía sau,”… (Giáo sư Sato Yoichiro ở Đại học Ritsumeikan Asia Pacific)