Diễn Đàn

Ảnh: Youtube VOA

Việt Nam duyệt đề án truyền thông ‘nâng cao’ nhân quyền

Từ Bangkok, nhà hoạt động Đường Văn Thái, cựu nhà báo Việt Nam đang xin tị nạn chính trị, chia sẻ với VOA về dự án truyền thông nhân quyền của Việt Nam: “Đề án này được phê duyệt với các mục đích: “…biện minh với quốc tế rằng Việt Nam rất tự do về ngôn luận, tự do về nhân quyền,… là một lá bài để đối phó với quốc tế và các tổ chức nhân quyền; một dự án béo bỡ để các quan chức rút ruột ngân sách bởi đề được thực hiện khá dài hơi, từ 2023-2028…; và đề án sẽ được tuyên truyền sâu rộng ở Việt Nam với tính chất mị dân…”

189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ Sơ Panama. Ảnh: Việt Nam Thời Báo

Báo chí Việt Nam “né” vạch trần tham nhũng chính trị

“Hồ Sơ Panama” mà Hiệp Hội các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế tung ra hồi đầu tháng 4/2016 gợi cho báo chí Việt Nam câu hỏi vì sao đã không hưởng ứng để vạch trần tình trạng bí mật tài chính và tham nhũng chính trị tại Việt Nam?

Ảnh: VOA

8 tổ chức nhân quyền đề nghị LHQ chớ cho VN vào Hội Đồng Nhân Quyền

8 tổ chức nhân quyền, bao gồm cả tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ khác nhau, trong đó có Asia Democracy Network, Committee to Protect Journalists, Innovation for Change – East Asia, Martin Ennals Foundation, PEN America, The 88 Project, bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng “Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và nước này không xứng đáng có một ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền”

Liệu Uông Dương (trái) có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo? Ảnh: Taro Yokosawa/Getty Images

Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?

Ai sẽ là người đứng ra với tư cách là thủ tướng tiếp theo, để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn khốn đốn? Một số người trong giới kinh doanh Trung Quốc đang đề cử Uông Dương (Wang Yang), vị chủ tịch 67 tuổi của Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc (Chính Hiệp, CPPCC), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nước này.

Vương đứng thứ tư trong số bảy thành viên hiện tại của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Quân đội Ukraine đã chuyển lực lượng xuống phía Nam từ giữa tháng Tám, mở đầu một giai đoạn mới trong chiến cuộc với mục tiêu chiếm lại tỉnh Kherson. Ảnh: AP

Bao giờ quân Nga đầu hàng?

Tướng McCaffrey tiên đoán trong vòng ba tháng quân Ukraine sẽ “đóng rọ” (bag) một số lớn quân Nga trong vòng đai của sông Dnieper.

Nhà hoạt động Peter Lâm Bùi (ảnh trái) bị công an Đà Nẵng bắt và truy tố với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" hôm 7/9/2022. Ảnh: FB Lê Quốc Quân

Nhà hoạt động Peter Lâm Bùi bị bắt

Việc Anh bị bắt, bị khởi tố theo điều 117 – Bộ Luật Hình Sự là một bằng chứng tiếp theo về sự khủng bố trắng của chính quyền đối với những công dân yêu nước và luôn thao thức với tương lai Việt Nam. Anh thật sự là người tốt và yêu nước.

Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) từng trả lời “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua,” khi bà Nguyễn Thị Bình (trái), cựu phó chủ tịch nước, hỏi ông "Chúng ta sai từ bao giờ?" (theo FB Truong Huy San (nhà báo Huy Đức.)) Ảnh chụp màn hình báo mạng Người Đô Thị

“Sai từ Đại hội Tua”

Lịch sử không có “nếu” nhưng cần phải đặt lại một lần để các thế hệ Việt Nam đọc, ôn, học và đi về phía trước là trách nhiệm của những ai quan tâm đến vận nước.

Nếu không “sai từ đại hội Tua,” tức không có đảng CSVN ngày nay Việt Nam không phải nghèo nàn, lạc hậu, mất đất, mất biển, lệ thuộc mọi thứ vào Trung Cộng mà là một quốc gia độc lập, dân chủ giàu mạnh, đứng oai hùng và đầy kiêu hãnh như bên bờ Thái Bình Dương.

Hình chụp từ màn hình TV nhà nước Lào cho thấy Chủ Tịch Thongloun Sisoulith (trái, trên) của Lào và Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc vẫy tay chào nhau nhân dịp khai trường tuyến đường xe lửa nối thủ đô Vientiane và tỉnh Vân Nam ngày 3/12/2021. Ảnh: STR/AFPTV/AFP via Getty Images

Lào – mối nguy hiểm nhãn tiền của nước Việt

Với tình trạng nợ nần thê thảm của Lào hiện nay, chẳng bao lâu nữa đất nước Triệu Voi này sẽ là một chư hầu mới của Bắc Kinh, sẽ có nhiều vùng đất và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Lào được giao cho Trung Quốc kiểm soát. Và Việt Nam sẽ bị Trung Quốc bao vây từ ba phía: Biển Đông, với các căn cứ quân sự án ngữ Hoàng Sa và Trường Sa, biên giới Trung-Việt ở phía Bắc và biên giới Việt-Lào ở phía Tây.

Ở vùng Quảng Bình, biên giới Việt-Lào chỉ cách biển 40 cây số nên khi xảy ra xung đột quân sự, một mũi tấn công của Trung Quốc từ Lào có thể cắt đôi nước Việt Nam trong chớp mắt.

Vì sao Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ?

Trong ngày cuối tháng 8/2022, ở Việt Nam xôn xao tin tức về sự ra mắt của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chính thức vào chức vụ Chánh Thư Ký – Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Bậc minh sư lâu nay ẩn danh đột nhiên xuất hiện ở lễ nhận di chúc, ấn tín, và khai ấn từ Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ khiến những người yêu Phật Giáo chân chính và tự do của Việt Nam đều vui mừng.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có lựa chọn khác là tránh bắn tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản nhưng thay vào đó lại muốn "dằn mặt" Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AP/Reuters, đồ họa: Nikkei

Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản

Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị các phương án thay thế vào phút chót để tránh gây tranh cãi.

Khi Trung Quốc phóng 5 tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, đã chẳng có nghi ngờ gì về người đưa ra mệnh lệnh đó.

Pháo binh Đài Loan sử dụng pháo tự hành trong cuộc tập trận hàng năm mang tên Hán Quang, tại Tân Trúc, Đài Loan, ngày 15/9/2015. Ảnh: AP - Wally Santanaa

Thấy gì từ vụ Hoa kỳ bán hơn một tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan?

Hôm 2/9 vừa qua, Hoa Kỳ thông báo hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 1,1 tỷ đô la. Trung Quốc đại lục, luôn coi hòn đảo là một phần lãnh thổ của mình, ngay lập tức đã yêu cầu Washington hủy bỏ thương vụ vũ khí lớn này với Đài Bắc.

Tại sao lại Hoa Kỳ lại cam kết mạnh mẽ như vậy? Đâu là nguy cơ leo thang căng thẳng? RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu chính trị và Trung Quốc Stéphane Corcuff, một chuyên gia về eo biển Đài Loan.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (bìa trái) tại Tổ Đình Từ Đàm, Huế. Ngài vừa được suy tôn làm lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với vai trò chánh thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Ảnh: Facebook Phước Châu

CSVN ‘né’ tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm lãnh đạo Giáo Hội PGVNTN

Hội Đồng Trưởng Lão của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được suy tôn làm lãnh đạo cao nhất của giáo hội này, với vai trò chánh thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là cựu giáo sư của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, và là nhà văn, nhà thơ, dịch giả cũng như là nhân vật bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền CSVN.