Diễn Đàn

Ảnh minh họa: Luật Khoa Tạp Chí

Hình sự hóa và tranh cãi về “ngu như bò”: Nỗi buồn quy chuẩn tư pháp Việt Nam

Việc các luật sư của bị cáo, bị hại lẫn kiểm sát viên tranh cãi với nhau liệu câu chửi thông dụng “ngu như bò” có phải là hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận,” từ đó xâm phạm “quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” thật sự khiến những nhà nghiên cứu pháp luật hình sự nói chung và pháp luật so sánh nói riêng bất ngờ. Sau bất ngờ là nỗi xấu hổ, nhất là đặt trong bối cảnh Bộ Luật Hình Sự Việt Nam đã được ban hành nhiều thập niên qua.

Ông Lê Tùng Vân, ngoài 90 tuổi, bị áp tải ra tòa tại Toà Án huyện Đức Hoà và bị kết án 5 năm tù giam trong vụ án Tịnh Thất Bồng Lai, tháng 7/2022. Ảnh chụp từ báo mạng Công An Nhân Dân

Tịnh Thất Bồng Lai: Bỏ tù cụ ông 90 tuổi – một điểm mới trong trấn áp nhân quyền ở Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền quốc tế hôm 22/7 lên tiếng phản đối bản án mà tòa án nhân dân huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, vừa áp đặt lên sáu người thuộc một nhóm tu tại gia là Tịnh Thất Bồng Lai hay còn gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.

Human Rights Watch thậm chí gọi đây là một điểm mới trong chiến dịch trấn áp nhân quyền ở Việt Nam khi bỏ tù một cụ ông ngoài 90 tuổi chỉ vì ông dám bày tỏ chính kiến của mình.

Năm 2021 và 6 tháng dầu năm 2022 có đến hàng chục ngàn viên chức y tế bỏ việc. Ảnh: FB Mạc Van Trang

Ngành y khủng hoảng trầm trọng

Ngành y từ trước chỉ nêu khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu,” thầy thuốc như mẹ hiền, chăm sóc bệnh nhân với tâm lý ban ơn và có đến đâu thì chăm sóc đến đó. “Mẹ” nghèo khó mà đông con thì đành cơm cháo, khoai sắn chăm nhau…

Nếu thay đổi triết lý: Bệnh nhân là khách hàng, thầy thuốc là người phục vụ và phương châm phục vụ là: “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi,” thì mọi chuyện sẽ khác.

Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại là do chính sách chống dịch cứng ngắc “zero-Covid.” Trong hình, người dân Trung Quốc xét nghiệm Covid-19 tại một tòa nhà có bảng quảng cáo về Asian Cup 2023 ở Bắc Kinh. Trung Quốc đã rút khỏi tư cách chủ nhà Asian Cup 2023 do virus Corona. Ảnh: Jade Gao/AFP via Getty Images

Trung Quốc, gã khổng lồ nhiễm bệnh

Covid-19 không phải là lực cản duy nhất của kinh tế Trung Quốc. Chuyên gia Singleton cho rằng mặc dù Covid-19 góp một phần vào những rắc rối ban đầu nhưng sự chậm lại của Trung Quốc là do “các vấn đề mang tính hệ thống, cấu trúc sâu sắc hơn nhiều.” Hai khối u mãn tính trong cơ thể kinh tế Trung Quốc là thị trường bất động sản và cục nợ trong ngành tài chính-ngân hàng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Từ chuyện ‘Tượng Đài Cảnh Sát Nhân Dân’

Không có bất kỳ thông tin nào về chi phí dựng tượng đài nhưng dựa trên các thông tin liên quan đến tượng đài ở Việt Nam cũng như quy mô và chất liệu (đồng đắt hơn nhiều so với bê tông, đá) thì khoản tiền mà Bộ Công An rút từ công quỹ để đầu tư vào tượng đài sẽ nằm trong khoảng từ vài trăm tỉ đến cả ngàn tỉ. Trước nay, tiền chi cho công an nhân dân, tuy do nhân dân phải trả nhưng theo… “truyền thống,” nhân dân không có quyền biết là bao nhiêu, được dùng vào những việc gì, có đúng ý họ hay không.

Danh sách những người có điểm tín dụng xã hội thấp bị công bố tại huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô vào năm 2016. Ảnh: ChinaFile

Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc: Biết để soi mình, hiểu để rùng mình

Các điểm số ở đây nằm trong một thứ được gọi là “hệ thống tín dụng xã hội” (social credit system).

Theo đó, mỗi người đều có một “điểm số xã hội” (social credit), và tùy theo các hành vi tốt hoặc xấu, điểm của họ sẽ tăng hay giảm. Điểm cao đến một mức nào đó sẽ được xem là công dân gương mẫu và tưởng thưởng, ví dụ bằng các ưu đãi khi sử dụng dịch vụ công ích. Điểm thấp dưới một chuẩn đặt ra sẽ bị đưa vào danh sách đen, và có thể bị từ chối sử dụng các dịch vụ công lẫn tư.

Trụ sở Quốc Hội Sri Lanka tại thủ đô Colombo, ngày 16/07/2022. Ảnh: AP - Rafiq Maqbool

Bầu tổng thống Sri Lanka: Lãnh đạo đối lập rút, để dồn phiếu cho đồng minh

Sri Lanka trước cơ hội thay đổi. Ngày mai, 20/07/2022, Quốc Hội nước này sẽ bầu tổng thống mới, thay thế cho cựu tổng thống vừa trốn khỏi Sri Lanka, để lại một đất nước chìm trong khủng hoảng. Hôm nay, 19/07, lãnh đạo đối lập chủ chốt Sajith Premadasa quyết định không ra tranh cử, để gia tăng cơ hội thắng cử cho một đồng minh, người duy nhất có hy vọng đánh bại tổng thống tạm quyền cùng phe với cựu Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa. 

Nhà văn Nhã Ca kể những tội ác Cộng Sản Việt Nam, tàn sát hơn 5.000 người dân trong Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Văn Lan/Người Việt

Little Saigon: Gây quỹ xây Viện Bảo Tàng Nạn Nhân Cộng Sản ở Washington, DC

Buổi gây quỹ xây Viện Bảo Tàng Nạn Nhân Cộng Sản vừa diễn ra tại Đài Truyền Hình SBTN, thành phố Garden Grove, Nam California hôm thứ Bảy, 16 tháng Bảy, tiếp nối giai đoạn 2 và 3 để hoàn tất việc xây dựng Viện Bảo Tàng Nạn Nhân Cộng Sản ở Washington, DC, nhằm tiếp tay với VOC (Victims of Communism), tổ chức Nạn Nhân Cộng Sản trên thế giới.

Dư luận xôn xao về bổ nhiệm bà tân Bộ Trưởng Y Tế Đào Hồng Lan. Ảnh: FB Vu Hong nguyen

Bộ trưởng Y Tế

Hôm nay, mình thấy bà con ở Việt Nam rần rần việc đề cử bộ trưởng Y Tế mới là chị Đào Hồng Lan, người đang có bằng thạc sĩ về kinh tế và bằng lý luận chính trị cao cấp. Có nhiều người vui nhưng cũng có không ít người lo.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ nhân Vingroup.

Doanh nghiệp cá mập và chế độ độc tài

Nhiều người chọn sản phẩm của Vin bởi vì “không thấy sản phẩm tốt hơn” trong cùng phân khúc. Cũng giống như nhiều người chấp nhận chế độ hiện tại, với lý do là “không thấy tổ chức đối lập nào tốt hơn!”

Đấy là lý do độc tài, toàn trị có thể tồn tại.

Một trong những cách để “không có đối lập tốt hơn” chính là việc kiểm soát truyền thông, dựa vào điểm yếu của chế độ là không có tự do ngôn luận. Khi thông tin bị kiểm soát thì người dân chỉ thấy mặt tốt của doanh nghiệp (chế độ).