Bộ trưởng Y Tế

Dư luận xôn xao về bổ nhiệm bà tân Bộ Trưởng Y Tế Đào Hồng Lan. Ảnh: FB Vu Hong nguyen
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, mình thấy bà con ở Việt Nam rần rần việc đề cử Bộ trưởng Y tế mới là chị Đào Hồng Lan, người đang có bằng thạc sĩ về kinh tế và bằng lý luận chính trị cao cấp. Có nhiều người vui nhưng cũng có không ít người lo.

Đối với mình chuyện kiến thức nền của chị Lan là kinh tế không thực sự là một điều chúng ta nên lo vì vai trò của chị là “lãnh đạo” và trên thế giới cũng có không ít những trường hợp bộ trưởng Y tế có bằng cấp không liên quan đến ngành Y. Nếu không tin các bạn thử search trên Google bằng từ khóa “minister of health USA history,” hoặc thay USA bằng Canada, Germany, Japan, v.v… các bạn cũng sẽ thấy như vậy.

Do vậy, mình nghĩ rằng:

– Chúng ta không nên lo khi chị Lan không có kiến thức ngành Y, mà chúng ta nên lo rằng chị Lan có đặt những người có kiến thức ngành Y có tâm và có tầm vào vị trí cố vấn hay không.

– Chúng ta không nên lo chị Lan sẽ có những quyết đoán đúng hay không, mà chúng ta nên lo rằng chị Lan có chịu lắng nghe những ý kiến chói tai nhưng đúng đắn và thẳng thắn của người có chuyên môn hay không.

– Chúng ta không nên lo chị Lan có đảm đương được những khối lượng công việc khổng lồ hay không, mà chúng ta nên lo chị Lan có chạy theo chỉ tiêu mà bỏ quên những điều kiện thực tế hay không.

Nói chung, theo mình nghĩ mấu chốt của làn sóng “lo lắng” hướng đến Bộ Y Tế hiện nay đó là “niềm tin” chứ không thực sự là do trái ngành nghề của người được đề cử. Trãi qua đợt dịch COVID-19 khủng khiếp vừa qua thì có lẽ “niềm tin” đã bị bào mòn khá nhiều khi mà lãnh đạo chống dịch bằng nghị quyết, bằng chỉ tiêu và những lời hứa “bung,” “toang,”… bỏ ngoài tai những lời góp ý của những người có chuyên môn, thậm chí kiên trì đi lên những vết xe đỗ của các chiến dịch test toàn dân để tốn tiền, tốn sức và bùng dịch,…

Cơn bão Việt Á & CDC ở giai đoạn hậu COVID có lẽ giúp giải thích nhiều điều bất cập, khó hiểu ở phía trên nhưng có vẻ như nó chưa giúp bồi đắp lại niềm tin bao nhiêu nhưng đang gây nên hệ lụy khá lớn cho toàn hệ thống ngành Y khi mà mọi người trong ngành đều đang nằm trong một mạng lưới có tên gọi “cơ chế… có lỗi.”

Nói tóm lại, chúng ta không nên quá lo việc kiến thức nền của chị Lan mà nếu có lo thì chúng ta nên định hướng nỗi lo của chúng ta vào những điều thực tế hơn. Trong cơn bão Việt Á & CDC này thì việc chị Lan ngồi vào cái ghế nóng ấy thực sự mình nghĩ cũng chẳng thoải mái đâu. Chúng ta hãy hy vọng chị Lan sẽ “làm gì đó” để “sửa lỗi cơ chế” và tạo dựng lại “niềm tin” cho người dân vào Bộ Y Tế.

TS Nguyễn Hồng Vũ

Nguồn: FB Hong Vu Nguyen

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.