Sri Lanka: Quyền tổng thống được Quốc Hội bầu làm tổng thống

Dân Sri Lanka tham gia một cuộc tọa kháng bên ngoài văn phòng tổng thống ở Colombo đòi Thủ Tướng và quyền Tổng Thống Ranil Wickremesinghe từ chức ngày 20/07/2022. Ảnh: AP - Eranga Jayawardena
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo AFP, hôm nay, 20/07/2022, ông Ranil Wickremesinghe, tổng thống tạm quyền đã được bầu làm tổng thống với đa số phiếu áp đảo tại Quốc Hội để thay thế cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã từ chức sau khi bỏ chạy ra nước ngoài, để lại đất nước khánh kiệt và hỗn loạn.

Theo kết quả chính thức, ông Ranil Wickremesinghe, mới được chỉ định làm tổng thống tạm quyền, đã giành được 134 phiếu, trước đối thủ chính là ông Dullas Alahapperuma, thu được 82 phiếu và ứng cử viên cánh tả Anura Dissanayake, chỉ được 3 phiếu.

Ngay sau khi có kết quả bầu ông làm lãnh đạo đất nước giữa lúc đang có cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị chưa từng có trong lịch sử Sri Lanka, trước Quốc Hội, ông Ranil Wickremesinghe đã tuyên bố mọi sự chia rẽ đất nước “đã kết thúc.”

Xuất thân từ một gia đình giàu có, từng 6 lần được bổ nhiệm làm thủ tướng, ông Ranil Wickremesinghe đã trở thành nguyên thủ quốc gia của Sri lanka ở tuổi 73. Hôm 15/07, do là thủ tướng, theo hiến pháp Sri Lanka, ông được chỉ định làm quyền tổng thống sau khi  Tổng thống Gotabaya Rajapaksa trốn khỏi Sri Lanka và từ chức trước làn sóng phẫn nộ của dân chúng.

Ông Wickremesinghe sẽ lãnh đạo đất nước cho đến hết nhiệm kỳ hiện tại của cựu Tổng thống Rajapaksa, tức là đến tháng 11/2024.

Ông Wickremesinghe đắc cử tổng thống là do được sự ủng hộ của phe cựu Tổng thống Rajapaksa, chiếm đa số tuyệt đối ở Quốc Hội. Tuy nhiên, phong trào dân chúng chống chính phủ đã lật đổ tổng thống cũ cũng không chấp nhận vị thủ tướng của chính quyền cũ này. Trong làn sóng nổi dậy của dân chúng, hôm 09/07, người biểu tình đã chiếm dinh tổng thống và phóng hỏa tư dinh của thủ tướng, đốt 2.500 cuốn sách quý trong thư viện riêng của ông.

Ông Ranil Wickremesinghe được giới quan sát chính trị tại Sri Lanka đánh giá là người có đầu óc cải cách thân phương Tây, ủng hộ tự do thương mại, nên ở Colombo, người ta hy vọng ông có thể sẽ dễ thương lượng với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và các chủ nợ nước ngoài để đưa đất nước ra khỏi tình trạng kiệt quệ kinh tế hiện nay. Từ tháng Tư, Sri Lanka đã mất khả năng thanh toán khoản nợ nước ngoài 51 tỷ đô la. Đất nước 22 triệu dân này rơi vào tình trạng khan hiếm nhiên liệu, lương thực thực phẩm, thuốc men chưa từng có.

Tuy nhiên, tân tổng thống Sri Lanka đã cảnh báo trước là sẽ không có giải pháp nào nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tài chính. Hồi đầu tháng này, trước Quốc Hội, ông đã tuyên bố “chúng ta đang phá sản” và  “điều tồi tệ nhất đang đến.”

Anh Vũ

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một lớp dạy học thêm ở nhà. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam

Trao đổi với nhà báo Lê Thanh Phong về dạy thêm

Nay, xã hội hóa đang bị bóp méo: Lợi dụng vị trí của mình, các nhà trường và giáo viên vừa chưa làm hết trách nhiệm vừa móc nối với các cơ sở bên ngoài để làm tiền học sinh, điều này là vừa trái đạo vừa vi phạm pháp luật.

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con. Ảnh: FB Nguyễn Trường Chinh

Án oan, trách nhiệm & Quyền của tù nhân

Đôi lúc tôi tự chất vấn, ngay cả khi người ta có tội mà phải vào tù, thì những quyền căn bản của một con người, như: quyền được ăn uống, ngủ nghỉ, quyền được có thuốc men, quyền được có một môi trường sống đảm bảo vệ sinh, v.v. rất cần phải được tôn trọng. Vậy những quyền đó ở đâu?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong buổi quốc yến trưa ngày 11/9. Ảnh: Reuters

Mỹ hứa hẹn đầu tư công nghệ, liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận?

Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam mang theo hàng loạt dự án từ các tập đoàn khổng lồ của Mỹ. Thực tế đó được cho sẽ mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều nữa mới có thể tận dụng tối đa nguồn lực mà Mỹ cam kết hỗ trợ.

Anh chị em đảng viên Cơ sở Việt Tân Adelaide, Nam Úc xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc hôm 17/9/2023, nhằm khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam nhân sự kiện 50 năm Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974 - 19/1/2024)

Việt Tân Adelaide xuống đường vì Hoàng Sa

Anh chị em đảng viên Cơ sở Việt Tân Adelaide, Nam Úc đã xuống đường tại tiền đình Quốc hội Nam Úc hôm 17/9/2023 nhằm bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, và sát cánh với những trái tim yêu nước tại quốc nội cho Hoàng Sa.

Hoàng Sa là của Việt Nam!